NSƯT Nguyễn Văn Khuê: “Ca trù sẽ không mai một”
(Sóng trẻ) Năm 2007, Thượng tá Nguyễn Văn Khuê được phong danh hiệu NSƯT chuyên ngành biểu diễn ca trù, chơi đàn đáy trong câu lạc bộ ca trù Thái Hà. Hiện nay, Thượng tá Nguyễn Văn Khuê đang công tác tại Đoàn văn công Bộ đội Biên Phòng, ông là một người tâm đắc, giữ lửa ca trù cho dân tộc. Nghệ sĩ nhiệt tình chia sẻ quan điểm của mình về loại hình di sản văn hóa phi vật thể- hát ca trù.
NSƯT,NSND Nguyễn Minh Khuê
Ca trù như một bình cổ
Tốt nghiệp Học viện âm nhạc loại giỏi năm 1987, gia đình có truyền thống hát ca trù suốt 7 đời, hơn 40 tham gia nghiên cứu và biểu diễn ca trù trong và nài nước, ông cho rằng ca trù rất “kén” người nghe. “Kén” ở đây không phải kén số lượng người đến xem mà là những người thực sự yêu thích. Thực tế đi biểu diễn ông thấy rất ít khán giả chuyên tâm thưởng thức. Đa số họ xem vì tò mò chứ đam mê tìm hiểu, theo học thực sự thì rất ít. “Ca trù như một bình cổ, nhìn thôi chưa đủ mà phải tìm hiểu khám phám, bắt được cái thần thì mới hiểu và thấy cái đẹp của nó, nói về ca trù là nói về một ẩn số”.
Ngày nay, biểu diễn ca trù thường diễn ra tại các lễ kỷ niệm lớn không đúng với không gian thưởng thức của nó. Theo ông cung cấp, có 4 không gian đặc trưng biểu diễn ca trù: cửa quyền, cửa đình, ca quán, cung đình. Ca trù từng là loại ca trong cung đình và được giới quý tộc yêu thích, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc và thi ca.
Lòng yêu nghệ thuật ca trù đã ngấm vào con người ông từ bé. Ông chia sẻ: “Khi đã có một kiến thức cơ bản về âm nhạc, tôi tập chung nghiên cứu về phách khuôn khi hát. Đó chính là chìa khóa mở ra toàn bộ bí quyết của các làn điệu trong ca trù”. Nài việc học trực tiếp với các nghệ nhân ông còn phải nghe rất nhiều băng đĩa từ năm 1930 với những giọng hát và tiếng đà nổi tiếng như: đàn của ông Tư Mã, ông trưởng Xuân, ông Nhàn. Giọng hát của bà: Châu Doanh, Đàm Mộng Hoàn… với rất nhiều làn điệu của ca trù gia đình mà bây giờ coi như đã bị thất truyền.
Theo ông học ca trù đòi hỏi phải có năng khiếu đòi hỏi cả lòng đam mê. Cùng một thầy dạy đàn nhưng tiếng đàn của các học sinh đánh lên không hề giống nhau, thầy chỉ cho nguyên liệu còn việc xào nấu là của mỗi người. Muốn trở thành một nghệ nhân ca trù thực sự thì phải tôi luyện.
Không mai một nhưng khó đạt đến “đỉnh”
Năm 2009 với sự nỗ lực của bộ VH-TT&DL, ca trù Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Thực tế cho thấy giới trẻ hiện nay chỉ thích nhạc trẻ, chạy theo trào lưu K-pop không thiết tha âm nhạc truyền thống, các nghệ nhân ca trù còn rất ít. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng ca trù sẽ mai một nhanh chóng. Nhưng NSƯT Nguyễn Minh Khuê vẫn cho rằng: “ca trù sẽ không mai một vì nó gia truyền”. Cụ thể là dòng họ nhà ông đã 7 đời giữ lửa ca trù, thế hệ thứ 7 là cháu gái Kiều Anh và con gái Thu Thảo năm nay 19 tuổi. Đây là hai ca nương hát ca trù. Kiều Anh tham gia chương trình Vietnam’s t Talent hình thức biểu diễn ca trù và giành ngôi vị á quân.
Ông cho biết cả nước hiên nay có khoảng 40 câu lạc bộ ca trù hoạt động, câu lạc bộ ca trù Thái Hà là nòng cốt. Hơn 20 người được phong là nghệ nhân ca trù, trong đó dòng họ nhà ông có 3 người là cụ Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Thúy Hòa và ông. Mới đây, có một số nghệ nhân trẻ tuổi được công nhận. Ông bộc bạch rằng “ca trù không mai một nhưng khó đạt đến “đỉnh” vì số lượng nghệ nhân đạt chuẩn rất ít, việc phong nghệ nhân cho những người trẻ tuổi chưa thật sự đúng tầm mục đích. Phong chủ yếu là khuyến khích lớp trẻ yêu và bảo tồn loại hình âm nhạc truyền thống”.
Với mong muốn ca trù được hồi sinh mạnh mẽ, câu lạc bộ Ca trù Thái Hà đã truyền dạy bí quyết 5 làn điệu cho gần 20 câu lạc bộ trong cả nước. Nài ra, còn hướng dẫn đàn, hát, phách, trống cho cả sinh viên nước nài. Câu lạc bộ ca trù Thái Hà là cái nôi đào tạo, phát huy làn điệu ca trù trên địa bàn Hà Nội.
Hiện nay, câu lạc bộ ca trù Thái Hà còn gìn giữ được 30 làn điệu ca trù và có cả một kho băng đĩa ca trù của các nghệ nhân trong và nài dòng họ. Nhiều làn điệu hiện nay tưởng như không còn được lưu lại đã được ca trù Thái Hà đã sưu tầm được từ những năm 1927- 1935 của các nghệ nhân lão luyện.
Nghệ sĩ Nguyễn Văn Khuê cũng mong muốn các trường Đại học trong nước mở khoa đào tạo thơ nôm vì phải biết chữ nôm mới hiểu ca trù. Câu lạc bộ ca trù Thái Hà vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần tiến hành luyện tập hát ca trù. Ở đó các cháu được Ông, Bố, Cô sửa cho từng câu , từng chữ cho đúng, hay. Khi nhuần nhuyễn mới truyền dạy các làn điệu mới.
Hoàng Ngọc Thi
Báo in K31 A1
Cùng chuyên mục
Bình luận