Những đổi thay bắt đầu từ một “đề văn lạ”

( Sóng trẻ) - Những đề bài gợi cảm hứng không chỉ là cơ hội để bạn phát biểu suy nghĩ của mình mà còn giúp giáo viên lắng nghe được những điều bạn nói một cách chân thành nhất.

Những đề văn mở ra cơ hội

Đề bài 1: “Nêu quan điểm của anh ( chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”.

Với đề bài này, bạn Nguyễn Trung Hiếu, lớp 11 chuyên Lý, trường THPT Hà Nội – Amsterdam đã có cơ hội chia sẻ những suy nghĩ chân thành tràn ngập yêu thương dành cho mẹ mình. Sau khi đọc bài văn của Hiếu, cô giáo đã vô cùng xúc động về hoàn cảnh khó khăn của Hiếu và kêu gọi nhà trường, hội phụ huynh giúp đỡ gia đình Hiếu. Bài văn của Trung Hiếu đã gây xôn xao trên mạng trong suốt một thời gian dài, rất nhiều người đã in, photo bài văn ấy và truyền tay nhau đọc.

e8a738696_2.1.jpg
 
Bài văn của Nguyễn Trung Hiếu  (nguồn ảnh: internet)

Đề bài 2: “Đen và trắng”. Đề bài vọn vẹn 3 chữ như vậy của cô giáo dạy văn trường THPT Lê Quý Đôn ( Khánh Hoà).

Bạn Lê Bình Giang đã chọn viết về những vệt đen trên màu áo trắng học sinh. Cậu bạn kể câu chuyện xung quanh mình về những hình ảnh bạo lực học đường, những ống kim tiêm được nhét vội trong túi áo, những làn khói thuốc phì phèo làm đen màu áo học trò… bài văn của Giang mô tả thật đến mức lần đó trường tổ chức một cuộc thi làm phim và Giang được cô giáo chọn vào nhóm làm phim với nội dung phát triển từ chính bài văn của cậu. Sau cuộc thi đó, Giang được đại sứ Nhật Bản mời dự tiệc tại nhà riêng nài Hà Nội và được trao giải khuyến khích. Sau lần đó, Giang quyết định theo đuổi con đường nghề nghiệp trở thành đạo diễn phim.

Hãy để cảm xúc lên tiếng

Bạn đã từng có cơ hội bày tỏ cảm xúc của mình trong chính những đề văn ấy chưa? Không phải vì mục đích điểm cao, cũng không phải để cô giáo đọc trước lớp thành một bài văn mẫu mà đơn giản là bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc của mình trong đó, sống thật với bản thân. Giáo viên chính là những người lắng nghe cảm xúc ấy. Biết đâu bài văn ấy là bước nặt cuộc đời như Nguyễn Trung Hiếu hay Lê Bình Giang.
 
e8a738696_2.2.jpg

Cuốn sách “nếu tôi biết được khi tôi còn 20”

Đừng nghĩ rằng những ý tưởng của mình đưa ra sẽ rất buồn cười hay điên rồ. Trong quyển sách bán chạy nhất nước Mỹ “Nếu tôi biết được khi tôi còn 20” của Tina Seeling, tác giả cho rằng “Hầu hết các ý tưởng, dù thoạt nghe có vẻ ngớ ngẩn hay ngốc nghếch thì thế nào đi chăng nữa, ít nhất cũng mang cho mình một tiềm năng cảm xúc”.

Nguyễn Thị Dịu
Phát thanh K.31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN