Những lỗ hổng pháp lý khó "chắp vá"

(Sóng trẻ) - Năm 2013 là một năm đầy biến động của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực đời sống – xã hội. Đó là một năm y tế buồn, giáo dục buồn, kinh tế suy thoái và vấn nạn môi trường gia tăng… hơn thế nữa đó còn là năm mà ngành pháp lý phải nỗ lực “chắp vá” những lỗ hổng công lý từ những sai phạm nghiêm trọng.

“Án oan sai”: Sự tắc trách từ cơ quan viện kiểm sát đến TAND tối cao

Đó là câu chuyện của ông Nguyễn Thanh Chấn - sự kiện gây chấn động trong nghị trường, xuất hiện dày đặc trên các diễn đàn, trên mặt báo, thu hút sự quan tâm không nhỏ của độc giả với những ý kiến trái chiều. Nhưng nổi bật là các ý kiến nói về sự tắc trách của cơ quan tố tụng là viện kiểm sát và TAND tối cao (ở đây là viện kiểm sát và TAND thành phố Bắc Giang). Mười năm trước, ngày 29/08/2003, ông Chấn bị bắt và bị khởi tố về tội giết người do bị nghi là thủ phạm gây ra cái chết của chị Nguyễn Thị Hoan. Tại phiên sơ thẩm, phúc thẩm ông nhận tội và bị tuyên án tù chung thân. Trong khi thụ án, ông đã gửi một số đơn kêu oan. Ở nhà, vợ ông Chấn là bà Nguyễn Thị Chiến cũng gửi đơn tới nhiều nơi. Bốn tháng trước, trong đơn gửi về VKSND tối cao, bà cho biết qua tìm hiểu thì hung thủ thực sự của vụ án là Lý Nguyễn Chung, trú cùng thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Sau khi xác minh, ngày 15/10, Chung ra đầu thú gây ra vụ giết người, cướp tài sản. Tuy đã được TAND bồi thường nhưng sự thiệt hại về tinh thần và vật chất là không thể đong đếm được. 

119e7176e_anh1.jpg
  Hủy án tù chung thân đối với Nguyễn Thanh Chấn

Người xưa có câu “Nhất nhật tại tù/Thiên thu tại nại” vậy mà ông Chấn đã phải mất tuổi thanh xuân của mình, mất sự tự do trong 10 năm đằng đẵng bởi cái án oan sai khắc nghiệt mà vô cùng phi lý này. Mười năm thôi, có thể nó chỉ là khoảng thời gian ngắn với những người ở nài, những người tự do vì họ có công việc, có gia đình,bạn bè… Thời gian với họ trôi thật nhanh nhưng đối với những người tù quanh năm suốt tháng đối diện với 4 bức tường thì đó là một cực hình, một cái giá quá đắt. Càng đau đớn hơn khi nỗi hàm oan“tình ngay lý gian” không thể giải này không phải là trường hợp duy nhất! 

Nhiều người đặt ra câu hỏi cho những vụ oan sai như thế này “Tại sao lại có nhiều trường hợp oan sai như thế”. Nguyên nhân là do sự tắc trách của cơ quan tố tụng, bệnh thành tích hay do năng lực của cơ quan viện kiểm sát còn hạn chế? Có một thắc mắc rằng: Những cán bộ tuyên án sai sẽ sống tiếp như thế nào? Họ có được bình yên không, lương tâm họ có cắn rứt không? Họ đối diện như thế nào với dư luận, hay lại nói một câu tỉnh bơ “Chuyện đã rồi” như anh chồng gián tiếp gây ra cái chết của vợ chỉ vì chiếc bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ? Những lỗ hổng về công lý, những sai phạm về pháp luật khi được sửa sai bằng những chắp vá sẽ mãi là những vết sẹo không lành.

Băn khoăn công lý

Đây lại là câu chuyện khác về công lý, về lỗ hổng giữa cái tình và cái lý, giữa pháp luật và đạo đức. Mới đây, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội có bài viết trên báo Lao Động với tiêu đề:  “Băn khoăn công lý”, gây tranh cãi với nhiều ý kiến trái chiều. Trong bài viết, tác giả cho rằng: việc tuyên phạt 18 năm tù đối với Dương Tự Trọng là quá nặng. Ông nêu quan điểm: “Phạt nặng một người bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ đạo lý của mình thì có bảo vệ được công lý hay không và có hợp hiến hay không (?) là điều làm chúng ta thật sự băn khoăn, quan ngại”. TS. Nguyễn Sĩ Dũng nói thêm: “Cha ông ta xưa đã hiểu rất rõ điều này. Pháp luật xưa vì vậy đã từng cho phép người thân trong gia đình "giấu tội cho nhau". Ngày nay, chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền. Pháp luật trong một nhà nước pháp quyền - như thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ - phải tiệm cận được công lý. Nghĩa là, pháp luật phải được ban hành và áp dụng phù hợp với đạo lý, với lẽ phải và lương tri”. 

 4781c2967_anh2.jpg
Cán cân công lý (ảnh minh họa)

Dấu chấm hỏi (?) đúng là một quan ngại, một sự băn khoăn, nghi vấn. Nhiều người nghi vấn về cách lập luận của ông, cho rằng: Không thể chấp nhận cách biện luận của ông TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nói như ông thì pháp luật chỉ chế tài dân thường, còn các quan tha hồ mà lợi dụng vì tình riêng. 

Ai cũng biết tình cảm của ông Trọng và ông Dũng là không thể bàn cãi, vấn đề ở đây ông Trọng là Phó giám đốc Công an và là người thực hiện một phần công lý. Hơn hết, ông biết anh trai mình khó mà thoát tội, như ngành công an vẫn từng nói “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát”. Luật pháp phải được thực thi, nhất là đối với người có quyền hành. 

Dẫu biết rằng Dân tộc Việt Nam ta là dân tộc duy tình, sống với nhau bằng tình cảm. Những cũng phải hiểu rằng: nước ta đang xây dựng chế độ pháp quyền, pháp luật là tối thượng. Để hài hòa được cái tình và cái lý là điều khó khăn. Câu hỏi đặt ra với các nhà chức trách là: Phải làm sao để những miếng vá cho các lỗ hổng pháp lý không còn hoặc chỉ còn rất ít? Làm sao để dân phục, dân nghe, dân làm theo và tự giác chấp hành, tin tưởng vào hệ thống pháp lý Việt Nam?

Ngô Văn Cường
Báo mạng điện tử k32


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN