Những “lỗ hổng” trong phong trào tình nguyệ
(Sóng Trẻ) - Chưa bao giờ, phong trào tình nguyện ở Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Nhưng khi lượng thì đã nhiều, người ta mới bắt đầu đặt dấu hỏi về chất khi mà nhiều hoạt động tình nguyện bị biến tướng, nảy sinh nhiều mặt trái và làm mất đi giá trị nhân đạo vốn có.
“Đua nhau” đi tình nguyện
Việc sinh viên tham gia các câu lạc bộ tình nguyện tại trường học, địa phương rất phổ biến, nhưng không phải ai cũng giữ được “cái tâm” trong hoạt động này.
Bên cạnh những người tham gia bằng sự nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, thì không ít sinh viên lại đến với tình nguyện để “được “cộng điểm rèn luyện”, hay với lý do “thi thử cho biết”, thậm chí là… thấy đông vui thì tham gia.
Ngô Minh Hào (ĐH Công Nghiệp HN) chia sẻ: “Mình đã từng chứng kiến không ít sinh viên đăng kí tham gia đội tình nguyện để được cộng điểm rèn luyện, nhưng trong quá trình nhóm hoạt động thì lại luôn vắng mặt”
Bên cạnh đó, thay vì tham gia các CLB tình nguyện tại địa phương hay trường học, nhiều người lại lựa chọn tham gia những tổ chức tình nguyện tự phát. Đó là những tổ chức do một hoặc một vài cá nhân tự đứng lên thành lập, thường là chưa được cấp giấy phép hoạt động. Điều đáng nói là những hội nhóm này lại thu hút được khá nhiều người quan tâm.
“Mình nhận được khá nhiều lời mời tham gia các nhóm tình nguyện trên facebook, nhưng đa số đều không ghi rõ thông tin và cách thức hoạt động mà chỉ thấy những lời kêu gọi quyên góp” – Tô Hồng Nhung (THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, HN) cho biết.
Facebook tràn làn những lời kêu gọi quyên góp kèm theo những “câu chuyện thương tâm” không rõ thực hư
Chọn nơi để làm từ thiện
Lê Hồng Yến – Chủ nhiệm CLB Thiện nguyện Tâm – Phúc tâm sự: “Với bản chất là một nhóm tình nguyện tự phát, mình đã gặp không ít khó khăn về vấn đề kinh phí vì không có nguồn vốn hỗ trợ”.
Kinh phí hoạt động của các nhóm tình nguyện tự phát đa số đều do các hội viên trong nhóm tự quyên góp, không được nhà nước, địa phương hay các tổ chức khác hỗ trợ. Chính vì vậy, nhiều nhóm tình nguyện chỉ đủ khả năng duy trì những hoạt động nhỏ lẻ, chỉ chọn những nơi “thuận lợi” cho việc thiện nguyện hay hoạt động mãi ở một địa điểm cố định.
Chọn những nơi “dễ” tình nguyện do thiếu kinh phí hoạt động
(Ảnh minh họa)
Do không có quy định chặt chẽ về việc thành lập, dễ dẫn đến tình trạng các nhóm tình nguyện phát triển ồ ạt, hoạt động theo “cảm hứng” cá nhân, số lượng không ngừng tăng nhưng mục đích và chất lượng của các tổ chức này lại cần phải xem xét lại.
Kiến thức thiếu, kỹ năng yếu
Cũng do hoạt động tự phát, không có nhiều kinh nghiệm, nên nhiều nhóm tình nguyện gặp phải không ít những câu chuyện “dở khóc dở cười”.
Ninh Thu Trang (Đê La Thành, HN) kể lại: “Thời gian đầu chưa có nhiều kinh nghiệm, bọn mình quên không phân loại quần áo trước khi tặng cho người vô gia cư. Kết quả, có những bộ đồ hè lại đem tặng vào mùa đông, đồ trẻ em lại đưa nhầm cho người lớn”.
Thiếu kinh nghiệm hoạt động gây nên những câu chuyện dở khóc dở cười
(ảnh minh họa)
Những sự việc thương tâm của một nữ sinh bị xe tải cán khi đi tình nguyện tại vùng lũ miền Trung, hay chuyện ba nữ sinh trường ĐH Nại Thương bị nước lũ cuốn trôi khi làm thiện nguyện tại Quảng Ninh,… đã vang lên hồi chuông cảnh báo về những tình nguyện viên thiếu kỹ năng.
Với kinh nghiệm non nớt, kỹ năng ứng phó kém với hoàn cảnh và thiên tai kèm theo sự thiếu may mắn, những hiểm nguy, trắc trở luôn là mối lo lắng của mỗi gia đình khi cho con em tham gia con đường thiện nguyện.
Tình nguyện là một phong trào đáng khích lệ, tình nguyện tự phát cũng không phải điều xấu, nhưng để giữ nguyên vẹn được giá trị nhân đạo của hoạt động này cũng không phải chuyện dễ dàng.
Để gây dựng lòng tin và nhận được sự ủng hộ mọi người, trước tiên các nhóm tình nguyện nên trang bị cho hội viên những nền tảng kiến thức và kỹ năng cần thiết, phải biết cách bảo vệ chính bản thân mình trước khi giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Đặng Ngân
ĐPT K34 A2
Cùng chuyên mục
Bình luận