Những sinh linh cũng biết khóc, biết cười trong nghĩa trang hài nhi lớn nhất Hà Nội

(Sóng Trẻ)- Những sinh linh bé nhỏ, tội nghiệp bị cha mẹ nạo, phá thai được quy tập và chôn cất trong khu nghĩa địa với gần 110.000 em. Có những em chỉ mới được 1 tháng là cục máu đỏ hỏn, cũng có những em được 4, 5 tháng tuổi thậm chí là 8 tháng rưỡi. Mỗi em đều mang trong mình một câu chuyện mà ở đây sự vô cảm và thiếu trách nhiệm của người lớn là nguyên nhân chính khiến cho các em không có cơ hội được thành người.

Khu nghĩa trang 11.000 sinh linh

Khu nghĩa trang hài nhi thôn Đồi Cốc thuộc xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội nằm yên bình trong một vùng quê yên ả. Nơi đây là “ngôi nhà” của gần 110.000 sinh linh bé nhỏ không có cơ hội làm người.

Mười một năm , kể từ thời điểm khu nghĩa trang được xây dựng cho đến nay, nơi đây đã dang rộng vòng tay của Chúa cưu mang những sinh linh bị cha mẹ phá bỏ. Có những em chỉ là một hòn máu đỏ, cũng có những em đã thành hình hài một con người. 

f4e95d444_1.jpg
Khu nghĩa trang với hơn 110.000 sinh linh không nhà, bị cha mẹ bỏ rơi

Cứ cách hai tuần, những người dân và tình nguyện viên đến đây làm lễ chôn cất các em. Mỗi lần như thế khoảng 40 em được trở về đất mẹ. Theo thời gian những ngôi mộ tập thể lại nhiều thêm, chiếm gần hết khu đất mà gia đình cô Nguyễn Thị Nhiệm rộng lòng đóng góp để làm nơi chôn cất các em. 

Những ngôi mộ được xây bằng gạch, đá do người dân quyên góp, sơn màu trắng. Nhiều ngôi mộ có bia khắc tên nhưng phần lớn là những ngôi mộ không tên. Một ngôi mộ là nơi chôn cất của 50 em. Các em được đựng trong những chiếc tiểu với nhiều kích cỡ khác nhau. Em lớn thì cho vào tiểu lớn, em nhỏ thì cho vào tiểu nhỏ. Những em mới chỉ 1 tháng tuổi, chỉ là giọt máu đỏ hỏn được cho vào những túi nilon. Cứ như thế tiểu bé xếp dưới, tiểu lớn xếp trên. Người ta quen gọi “ Anh chị thì xếp ở trên, các em thì xếp ở dưới giống như cõi trần vậy”. 

f4e95d444_2.jpg
Khu nghĩa trang nằm trong đất của người theo Đạo Thiên chúa với mong muốn Chúa sẽ dang rộng vòng tay đón các em

Nhiều dịp cũng có những vị sư, cha đạo đến đọc kinh, niệm Phật để siêu thoát cho linh hồn các em. Bằng một niềm tin tâm linh, người ta cho rằng mỗi sinh linh bé nhỏ đều trải qua nhiều kiếp mới tu được thành người. Các em đều rất chờ đợi và mong muốn ngày được sinh ra, được sống giữa cõi đời. 

Chính vì thế những sinh linh bị bỏ rơi đều mang trong mình một niềm oán giận. Oán giận cha mẹ các em đã không sinh các em ra đời. Vì thế những linh hồn này : “ Đều rất khổ sở, tồn tại với một niềm oán hận vô cùng lớn. Có những đứa đã thành hình người, pháp lực rất mạnh. Thậm chí có em đã được 8 tháng rưỡi, chính vì thế các em đều tìm cách báo hại chính cha mẹ chúng. Đây là một tội lỗi rất lớn của con người” Cô Nhiệm chua xót.

f4e95d444_3.jpg
Những ngôi mộ được xây dựng khang trang, có lọ hoa, lư hương và cây thánh giá

Con số 110.000 hài nhi được chôn cất trong khu nghĩa trang Đồi Cốc là một con số biết nói. Người ta luôn tìm những minh chứng để so sánh với con số trên. Nếu làm một phép tính đơn giản thì 110.000 em bằng quân số của 2 Quân khu thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam. Con số đủ khiến ta giật mình nhưng đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Vì số lượng trên chỉ là các em được cô Nhiệm và các bạn tình nguyện viên quy tập tại các cơ sở y tế công . Trên thực tế những hài nhi bị nạo, phá thai tại các cơ sở ý tế tư nhân, và cơ sở chui còn rất nhiều. Những thi hài này bị xử lý như một loại “ rác thải y tế”. Có những em được đưa đi thiêu, đau lòng hơn có những em được đựng trong những túi nilon rồi tập kết trong những… bãi rác. 

Chị Hằng (32 tuổi , Hà Nội ) tuần nào cũng xuống Đồi Cốc để thắp hương và dọn dẹp nghĩa trang. Chị cho biết : Chỉ có làm mẹ rồi mới hiểu được cảm giác đau lòng khi nhìn những khu mộ trắng như những thiên thần bé bỏng cũng biết khóc, biết cười, biết mừng, biết giận. Chị Hằng cũng có một cậu con trai đang yên nghỉ ở đây. Trong những giọt nước mắt chị tâm sự: “ Ngày mang thai bé chị không biết nên đã uống nhiều thuốc kháng sinh. Đến tháng thứ ba đi siêu âm thì bác sĩ bảo rằng nếu sinh bé ra thì bé có thể mắc bệnh đao. Chính vì thế chị đứt từng khúc ruột mà bỏ bé đi. Sau đó chị đưa bé đến đây. Chị luôn tin rằng bé vẫn đang tồn tại, bên cạnh chị và gia đình. Nhiều khi đi làm chị thấy cái ngăn kéo cứ mở ra chị bảo em nan để cho mẹ làm việc nhé. Nhưng không sinh con ra là do bản thân chị hèn. Chị là một người mẹ hèn”.

f4e95d444_4.jpg
Chị Hằng cho biết tuần nào chị cũng xuống đây thắp hương cho các bé và cho…chính đứa con của chị

Chị Hằng, cô Nhiệm cũng như nhiều người khác họ vẫn tin có một thế giới tâm linh tồn tại song song với thế giới này.“Các cháu thi thoảng xuống nói chuyện với các em cho các em đỡ buồn. Chúng nó cũng như những đứa trẻ bình thường, biết vui, biết buồn , cũng biết nghịch ngợm nhưng lòng thì chất chưa nhiều oán hận. Cô chỉ mong sao tất cả các em có thể siêu thoát và đầu thai sớm để chúng nó đỡ khổ mà người sống cũng đỡ khổ” Nhiệm tâm sự.

Mỗi sinh linh, một câu chuyện 

Những ngôi mộ nhỏ xinh nằm bên cạnh khu nghĩa trang của người lớn. Người ta nói như thế để Chúa che chở cho các em, để cho những người lớn có thể chia sẻ, tâm sự với các em cho các em đỡ tủi thân. Có những ngôi mộ có tên là do bố mẹ đặt. Trong khu nghĩa trang này, nhiều em là do bố mẹ bắt buộc phải bỏ vì nhiều lý do như mang thai nài tử cung, vỡ kế hoạch hoặc dị tật bẩm sinh… nhưng phần lớn là những ngôi mộ không tên là những kết quả của giây phút bồng bột tuổi trẻ mà không dám dũng cảm để sinh các em ra. Ban đầu ở đây cũng có những mộ có bia, có tên có tuổi. Sau này các cô mới thống nhất là không để tên vì làm như thế các em sẽ tủi thân. Tại sao các bạn lại có tên mà chúng con lại không có? Các em nó sẽ nghĩ như thế. Trẻ con mà chúng nó đã biết cái gì đâu” chị Hằng  chia sẻ.




f4e95d444_5.jpg
Có những ngôi mộ có bia, có tên do chính cha mẹ các em đặt còn đại đa số là những ngôi mộ không tên

Những thai nhi bé nhỏ được đưa về hầu hết mới chỉ là những giọt máu chưa thành hình. Người ta kể có những em đã được 8 tháng rưỡi nhưng bố mẹ vẫn phá bỏ em đi. Những thai nhi như thế nghiệp chướng rất nặng và rất khó siêu thoát. Các em như thế rất khổ vì phải sống thù hận với chính cha mẹ các em.

Cậu Toản (18 tuổi) là một trong những người có khả năng về tâm linh. Cậu làm công việc chôn cất hài nhi ở nghĩa trang Đồi Cốc đã được 5-6 năm nay. Cậu cho biết một tuần mấy buổi cậu đều ra đây nói chuyện với các em. Khi chôn cất các em đều khóc rất nhiều, khóc vì tiếc đời, khóc vì oán hận cha mẹ. Mỗi lần như thế cậu đều phải tâm sự và đọc kinh cho các em. “Được chôn cất ở đây là một điều may mắn. Vì mỗi ngày có hàng vạn sinh linh bị vứt bỏ như một loại rác thải. Chúng tôi chỉ mong sao có thể quy tập được nhiều em hơn nữa để mang về dù chỉ là mua cho các em bộ quần áo, thắp cho các em nén nhang cũng giúp phần nào các em được siêu thoát.

Có một điều rất đau lòng rằng khu đất này trước đây chỉ chôn cất khoảng 1/3 diện tích nhưng bây giờ số ngôi mộ đã chật kín và chúng tôi phải xin thêm đất của người dân. Nói như vậy để thấy rằng con số hài nhi bị vứt bỏ ngày một nhiều. Chúng tôi cũng hi vọng rằng các bậc làm cha mẹ sẽ có trách nhiệm hơn. Đừng vứt bỏ các em đi đấy là một tội ác rất nặng”. Cậu Toản bày tỏ

Ninh Vũ
ĐPT K34 A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN