Phóng viên báo Lao Động giành giải Nhất giải Báo chí về Lao động và Việc làm lần thứ 3
(Sóng Trẻ) - Phóng viên báo Lao động Lê Thị Tuyết đã xuất sắc vượt qua rất nhiều tác giả nhóm thể loại Báo in, Báo mạng và giành giải nhất Giải Báo chí về Lao động và việc làm lần thứ 3 với tác phẩm "Những người xóa mù luật cho công nhân”.
PV: Lời đâu tiên xin chúc mừng chị đã đạt giải nhất trong cuộc thi. Chị có thể chia sẻ cảm xúc của mình khi nhận danh hiệu này?
Mình rất hạnh phúc vì những sự nỗ lực của mình đã được công nhận. Quyền của người lao động, các vấn đề liên quan đến người lao động luôn là tôn chỉ của Báo lao động. Mình xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban biện tập báo và những người công nhân lao động tỉnh Đồng Nai đã giúp đỡ mình trong quá trình thực hiện tác phẩm này.
Tác giả Lê Thị Tuyết - Báo Lao Động giành giải Nhất với tác phẩm "Những người xóa mù luật cho công nhân"
PV: Từ đâu chỉ nghĩ ra đề tài này?
Trong bối cảnh hiện nay công nhân hiểu biết pháp luật rất là rất cần thiết. Việc không hiểu biết pháp luật là nguồn cơn của rất nhiều thiệt thòi mà công nhân phải gánh chịu. Khi một lần tình cờ xuống Đồng Nai, mình biết được nhóm nhân viên nòng cốt này. Họ đi đến những khu nhà trọ để chia sẻ kiến thức pháp luật cho công nhân, họ vượt qua rất nhiều khó khăn và hầu như làm công việc này miễn phí. Đây là một điểm sáng giữa việc công nhân không biết gì về pháp luật, mình bắt được cái đề tài này giống như niềm vui. Và mình thấy mình rất là may mắn, mình đi theo lực lượng công nhân nòng cốt đi đi đến các khu nhà trọ, nghe những câu chuyện của họ để viết nên tác phẩm này.
PV: Sau khi đạt giải, chị có tiếp tục theo dõi mảng đề tài Lao động và việc làm không?
Mình tiếp tục sẽ cố gắng hơn nữa tìm kiếm những đề tài mới và gắn bó hơn với những tâm tư nguyện vọng đời sống công nhân lao động. Hi vọng là Báo Lao Động cũng tiếp tục tạo cơ hội cho mình và tất cả những phóng viên có những tác phẩm một cách tốt nhất.
PV: Theo chị tác phẩm của chị có ảnh hưởng như thế nào đến xã hội và đời sống của những người công nhân?
Mình cũng không biết, thực ra họ đã làm rất tốt công việc của mình rồi, mình chỉ là người ghi lại thôi. Thì đây là món quà dành cho họ, tiếp thêm những động lực cho anh chị em cố gắng hơn nữa. Và hi vọng mô hình này được lan truyền ra rộng hơn, nhiều nơi sẽ ứng dụng mô hình này tuyên truyền trong công nhân.
PV: Giải thưởng năm nay có ý nghĩa như thế nào đối với chị?
Đây là một giải thưởng động viên rất là lớn với những người theo đuổi lĩnh vực này. Giải thưởng này phần nào thúc đẩy mình và các phóng viên khác tìm kiếm những đề tài hay để có thể hoàn thiện bản thân mình và đóng góp cho xã hội.
PV: Theo chị, trong giai đoạn này, trách nhiệm của một phóng viên theo dõi mảng này được biểu hiện như thế nào?
Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập TPP và lao động di chuyển tự do trong khối ASEAN thì đây là một thách thức đối với lao động VN và quản lý như thế nào là thách thức cho chung. Còn đối với phóng viên theo dõi mảng này, mình tự thấy trách nhiệm của mình trong bối cảnh hiện nay. Thứ nhất là mình làm sao chuyển tải được những chính sách đưa đến cho công nhân làm để họ phát triển theo chủ trương chính sách này và phù hợp với bối cảnh hiện tại. Hơn nữa là mình phải thế hiện được những bức xúc những khó khăn Của công nhân lao động để nhà nước có những cải cách phù hợp với bối cảnh hiện tại.
PV: Cảm ơn những chia sẻ của chị.
Nga Đoàn
Cùng chuyên mục
Bình luận