Rủ nhau đi ăn những món ăn vặt này ngày Hà Nội vào thu

(Sóng Trẻ) - Bạn đang băn khoăn phải ăn gì sau giờ làm, giờ học ngày hôm nay. Sóng Trẻ sẽ gợi ý cho bạn những món ăn  phù hợp cho buổi chiều thu.

1. Bánh đúc nóng

Vào những buổi chiều se lạnh của mùa thu, còn gì phù hợp hơn việc thưởng thức bát bánh đúc nóng hổi vừa thổi vừa ăn sau một cuộc khám phá phố phường? Món bánh đúc là thức quà dân dã của miền quê Bắc bộ với nguyên liệu gồm bột gạo và nước vôi trong. Nếu như vào mùa hè, bánh đúc nộm được ưa chuộng với rau húng, rau ngổ, chuối thì bánh đúc nóng lại “lên ngôi” khi thời tiết đã lạnh dần.

Một bát bánh đúc nóng sẽ bao gồm thịt băm, lạc, mộc nhĩ, rau mùi, hành khô. Các nguyên liệu tạo ra mùi béo ngậy cho bát bánh đúc nóng hổi; kích thích vị giác và khứu giác; thôi thúc người ăn thưởng thức chiếc bánh mềm mịn trong vị mặn mặn, thanh thanh của nước dùng, hòa lẫn với vị bùi bùi của lạc.

94c129bc1_duc.jpg
 
Nguyễn Thanh, một “tín đồ” của món ăn dân dã này cho rằng: “Muốn ăn bánh đúc chuẩn vị thì quán bánh đúc ở 28 Hàng Bè là nơi nổi tiếng nhất, sau đó là hàng ở tập thể Trung Tự. Bánh đúc nóng dễ ăn nên hầu như chiều nào lạnh lạnh mình và bạn cũng rủ nhau đi ăn”.

*Giá: 15.000đ – 25.000đ/bát.

2. Cháo sườn

Cháo sườn dường như là món có thể ăn vào mọi thời điểm trong năm, thậm chí là cả trong ngày. Thế nhưng, việc xuýt xoa bên gánh cháo sườn tỏa nhiệt, cùng lúc ngắm nhìn phố phường đang ngả chiều lại càng trở nên phù hợp vào thời điểm này trong năm và mang một nét rất “Hà Nội”. 
Quán cháo sườn đôi khi chỉ là một gánh cháo cùng vài chiếc ghế cho thực khách đặt nơi vỉa hè, “sang” hơn thì có bàn ghế, xoong nồi đầy đủ nhưng cũng chỉ khiêm tốn “nép mình” trong con ngõ. Cháo sườn thường rất sánh và mịn, hầu hết mọi người ăn đều ăn kèm cùng quẩy, ruốc, nhiều người cũng thích ăn kèm với trứng cút luộc. Từng thìa cháo nóng hổi, sánh mịn ăn kèm với quẩy giòn tan chính là lựa chọn hoàn hảo cho bữa xế của người dân Hà Nội.
 
94c129bc1_ig_ctmuarc189_quan_chao.jpg

Quán cháo sườn đơn sơ.
 
94c129bc1_ig_hakunnsipvang_chao.jpg

Cháo sườn thường sánh, mịn hơn những loại cháo khác.

Anh Ngọc (nhân viên văn phòng, Hà Nội) cho hay: “Mình biết nhiều hàng cháo sườn rất nổi như ở Lương Sử C, chợ Đồng Xuân, ngõ Huyện. Nhưng nếu đường đi xa quá thì mình sẽ ăn ở những chỗ khác vì cháo sườn hầu như ở đâu cũng có, tuy là vị thì chắc chắn không đặc biệt bằng”.

*Giá: 15.000 – 35.000đ/bát.

3. Bánh tráng trộn

Bánh tráng trộn là món không thể quen thuộc hơn với học sinh, sinh viên. Món ăn vặt này sau khi khuẩy đảo thị trường ăn vặt miền Nam thì đã du nhập miền Bắc và lại làm say lòng bao nhiêu thế hệ học sinh, sinh viên. Mùi vị của bánh tráng trộn được tạo nên từ những nguyên liệu chính là: xoài xanh, hành khô, lạc, thịt bò khô, trứng cút luộc, muối ớt. Tất cả hòa quyện lại, tạo ra vị chua cay nhưng vẫn ngọt nhẹ và bùi khi tan trong miệng.

d9d2209bb_ig_thuu_huongg_quan_btt.jpg

Thu Huệ là một học sinh cấp 2, cô bé này dường như đã trở thành “gương mặt thương hiệu” cho quán bánh tráng trộn đối diện cổng chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội). Thu Huệ nói về món ăn vặt ưa thích của mình như sau: “Em thích vị chua cay nên đây là món em cực “ghiền”. Em hay đến đây vì quán này gần trường (trường cấp 2 Nghĩa Tân), đến nhiều quá nên nhân viên quen mặt và quen cả khẩu vị của em”.
 
94c129bc1_ig_minhthuy148_btt.jpg

Vị chua cay của bánh tráng trộn sẽ làm nóng vị giác khi gió lạnh tràn về.

*Giá: 15.000đ – 20.000đ/đĩa.

4. Bánh giò

Tiếp tục dạo quanh khu ẩm thực Nghĩa Tân – Tô Hiệu, ta sẽ thấy tên một món ăn cũng xuất hiện vô cùng dày đặc trên các biển hiệu quán, đó chính là bánh giò. Được bọc trong một lớp vỏ làm từ bột gạo, phần nhân bánh được tạo thành từ mộc nhĩ, nấm hương, thịt băm, hành khô. Khi ăn, bánh thường được ăn kèm với giò, chả, thịt nướng hay dưa góp để mùi vị thêm phong phú.

Chị Thạch (chủ quán ăn, Tô Hiệu) kể rằng: “Chiều đến thì bánh giò được gọi nhiều nhất, cũng có người ăn sáng bằng bánh giò nhưng buổi chiều vẫn bán được bánh nhiều hơn. Nhiều hôm thậm chí còn hết cả bánh để bán”.

94c129bc1_ig_ling.zhii_gio.jpg

Còn Hoàng Dương (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) thì nói về cách thưởng thức bánh giò như sau: “Lúc nào ăn bánh giò mình cũng ăn với thịt nướng và chả, vì nếu ăn một mình bánh thì cảm giác khá ngấy và không ăn hết được, nhất là phần vỏ.”

*Giá: 8.000đ – 10.000đ/chiếc.

Với những gợi ý trên đây của Sóng Trẻ, chắc hẳn bạn sẽ không cần phải lăn tăn đi ăn gì mỗi khi tan học, tan làm nữa rồi!

Hoàng Nguyên Hạnh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN