Sinh viên - nạn nhân đáng thương hay kẻ tiếp tay cho bóng tối? (Kỳ II)

(Sóng Trẻ) - Làm giấy giả ốm, làm thẻ thư viện giả, làm thẻ sinh viên giả, làm chứng minh nhân dân giả.... là hàng loạt những dịch vụ đang mọc lên như nấm trong giới sinh viên hiện nay. Hệ lụy của việc làm giả và sử dụng giấy tờ giả ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền giáo dục nhưng sinh viên vẫn “dấn thân” vào “con đường đen tối”.

Kỳ II: Mọi thứ đều có thể làm “giả”

Hàng giả - gọi là có liền

Bằng muôn vàn những lý do “có lý”, sinh viên tìm tới những  kẻ “trợ giúp đắc lực” thông qua facebook, zalo. Khi bạn cần hoãn thi, đổi ca thi, nghỉ học có phép - bạn có ngay giấy ốm giả. Khi bạn cần đi thi hộ - có ngay thẻ sinh viên giả, chứng minh thư giả. 

a25603006_giay_ra_vien_gia.jpg
Dễ dàng tìm thấy các “mối lái” bán giấy ốm, giấy ốm đã đóng dấu và có chữ ký bệnh viện, bạn chỉ cần điền tên (Nguồn: Facebook)

Sau một vài phút tìm kiếm, đăng bài cần  người làm hộ thẻ sinh viên và chứng minh nhân dân, PV Sóng Trẻ đã có ngay số điện thoại của đối tượng có nick facebook là Thanh Liem. Khi nhắn tin qua facebook, muốn làm thẻ sinh viên để thi Tiếng Anh cuối kỳ cho Học viện Báo chí và Tuyên truyền, PV Sóng Trẻ nhận được câu trả lời: “Trường này khó làm thẻ sinh viên lắm, làm chứng minh thư thôi”.  Và ngay lập tức, PV Sóng Trẻ đã có cuộc nói chuyện với Thanh Liem. Anh ta còn hồ hởi “mách nước” cho đối tượng thi hộ “bí kíp” vào phòng thi không bị phát hiện.


Sau một thời gian thu thập dữ liệu thực tế, PV Sóng Trẻ được biết có hai cách chính để làm giả thẻ sinh viên hoặc chứng minh nhân dân. Cách thứ nhất là làm giả hoàn toàn. Cách thứ hai dễ dàng hơn, thay ảnh mới vào chứng minh thư hoặc làm một lớp phủ lên mặt thẻ sinh viên thật. 

Với cách thứ nhất, cần phần mềm chỉnh sửa ảnh và một máy in thẻ. Chỉ cần vài thao tác đơn giản là đã cho ra thẻ sinh viên hoàn toàn mới, cách này cũng được một số trung tâm gia sư sử dụng để làm thẻ giả sinh viên sư phạm. Nhược điểm lớn nhất của cách này là thẻ mới thường mờ hơn so với thẻ thật, dễ phát hiện, không có dấu giập nổi và không tích hợp được thẻ ATM. 

a25603006_the.jpg
So sánh hai thẻ sinh viên làm theo cách thứ nhất (Ảnh: Phan Thanh)

Cách thứ hai áp dụng với trường nào kiểm tra kỹ thẻ sinh viên hoặc chứng minh thư. Có một lớp tráng bề mặt ghi có ảnh của người thi hộ và thông tin của sinh viên, lớp này dán lên trên của thẻ sinh viên thật bằng một lớp keo mỏng. Mà theo như lời nick facebook Thanh Liem: “Nếu bị nghi ngờ, em bóc vo viên rồi nhét vào túi quần, giả vờ đau bụng để xin ra nài, người ta không thể nào giữ em được vì trên thẻ thật không có hình em”. Với chứng minh nhân dân và thẻ căn cước cũng chỉ cần làm bước đơn giản là bóc ảnh thật và dán ảnh giả vào. 

a25603006_mat_sau_cmnd.jpg
Mặt sau của CMND giả, dấu vân tay đã mất và chỉ được scan, giá của một chiếc CMND giả là 1.000.000 - 2.000.000 đồng (Ảnh: Phan Thanh)

Làm “giả” nhân cách

Làm giả giấy ốm để xin thi lại, làm giả thẻ sinh viên để đi thi hộ đều là những hình thức làm “giả” nhân cách. Có thể sinh viên qua trót lọt một kỳ thi vì nhờ bạn thi hộ với số điểm cao nhưng liệu rằng với thói quen dùng đồ giả, nhân cách sinh viên từ đây cũng dần xuống dốc?  Tự tạo cho mình một thói quen phụ thuộc vào người khác là con đường ngắn nhất dẫn tới thất bại trong quãng thời gian học tập ở đại học, cao đẳng.

a25603006_bang_gia.jpg
Vấn nạn làm bằng giả đã nhiều lần bị cơ quan chức năng tịch thu, bắt giữ nhưng khi còn “cầu” thì vẫn có “cung” (Nguồn Internet)

Những đường dây làm bằng tốt nghiệp giả, bằng thạc sĩ giả, bằng tiến sĩ giả... ngày càng có nguy cơ phát triển nhanh chóng. Gần đây, những vụ việc cán bộ sử dụng bằng cấp giả đang gây xôn xao dư luận. Liệu rằng một cán bộ sử dụng đồ “giả” thì nhân cách họ có tròn trịa? Có nhiều câu trả lời đầy xót xa rằng do bận công tác cơ quan mà không có thời gian đi học cao học; do có năng lực nhưng hệ quy chiếu tuyển dụng vẫn cần bằng cấp cao, nếu không đáp ứng sẽ không được tuyển dụng. Từ đây chúng ta lại phải xem lại cơ chế tuyển dụng nhân viên, liệu rằng tấm bằng đẹp có đi đôi với một trí tuệ linh hoạt, biết áp dụng thực tiễn và gia tăng hiệu quả công việc? Không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi nhà trường, vấn đề sử dụng giấy tờ tùy thân giả còn gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

Riêng với sinh viên, sử dụng thẻ sinh viên và chứng minh nhân dân giả mục đích chính là thi hộ. Những chiêu trò tinh vi nào được sử dụng trong thi hộ, mời độc giả đón đọc kỳ sau.

*Tại khoản 3, điều 9, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình; người làm giả chứng minh nhân dân và người sử dụng chứng minh nhân dân giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khai man, giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp chứng minh nhân dân;
b) Làm giả chứng minh nhân dân;
c) Sử dụng chứng minh nhân dân giả.”
Đồng thời, người làm giả chứng minh nhân dân còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

*Điều 267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”.

Phan Thanh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN