Sinh viên tranh thủ làm thêm dịp Tết

(Sóng trẻ) - Cố gắng giải quyết khó khăn việc làm dịp Tết luôn được các bạn sinh viên quan tâm đặc biệt. Nhu cầu công việc nhiều đột xuất dẫn đến mức lương cao nhưng bên cạnh đó cũng đem lại nhiều rủi ro khó lường trước. 

Tận dụng cơ hội trước khi về quê

Mỗi dịp Tết đến, Xuân về là dịp mà các trung tâm giới thiệu việc làm đông đúc hơn so với các ngày thường. Bởi rất nhiều sinh viên có nhu cần nhận các việc làm thời vụ trong tháng giáp Tết này để tăng thêm thu nhập. 

62d98a850_anh_1.jpg
Đăng ký việc làm tại một trung tâm giới thiệu việc làm

Nhu cầu về lao động tỷ lệ thuận với lượng công việc trong dịp Tết là nguyên nhân tạo ra nhiều “cơ hội vàng” cho sinh viên. Tùy theo tính chất của công việc, làm thêm trong dịp tết thường có lương cao hơn gấp 2, thậm chí  gấp 3 - 4 lần bình thường. Cho nên, rất nhiều sinh viên lựa chọn ở lại đến 28, 29 Tết để làm thêm. 

Bạn Nguyễn Ngân, sinh viên Trường Đại Học Giao Thông Vân Tải cho biết: “Bình thường mình cũng đã đi làm thêm rồi, nhưng dịp Tết việc nhẹ nhàng mà lương lại cao. Nên mình tranh thủ nhận thêm việc này để kiếm thêm thu nhập. Công việc của mình là tư vấn khách hàng ở siêu thị nên cũng không vất vả, lương cứng làm trong một tuần là 1,5 triệu.”

Các công việc dịp Tết chủ yếu là những việc đơn giản như dọn dẹp nhà cửa, trông xe, trông trẻ, bán quần áo,…không yêu cầu trình độ tay nghề, không gò bó về thời gian. Mặt khác, sinh viên luôn có trách nhiệm cao trong công việc nên được nhà tuyển dụng lựa chọn trong dịp cuối năm.
 
Đặc biệt với các sinh viên nam, một số bạn thường lựa chọn công việc bảo vệ để làm trong dịp Tết. Bạn Trường, một trong số những nam sinh viên làm việc bảo vệ trông xe cho biết: “Năm nay, mình dự định không về quê ăn Tết và quyết định ở lại đây làm chân bảo vệ cho một công ty có người quen giới thiệu. Làm trong dịp Tết nên có lương và thưởng, trong 1 tuần dịp Tết tổng lương và thưởng là 5 triệu. Người ta Tết về quê, còn mình ra tết rồi về.”

Bạn Tú Hoa, sinh viên trường Quản Lý Giáo Dục cho biết (audio)


Cố gắng vượt qua khó khăn

Công việc dịp tết nên thường kéo dài tận 28 - 29 Tết mới được nghỉ. Đây cũng là ngày nghỉ chủ yếu của công nhân lao động khắp cả nước. Nên thời điểm này lượng người đổ ra các bên xe đông nhất trong năm. Đây thực sự là nỗi lo của sinh viên, đặc biệt với các bạn quê ở xa. 

Cách duy nhất và hiệu quả nhất để tránh tình trạng “ cháy vé” là chuẩn bị cẩn thận. Các nhà xe thường bán vé trước, nên đã xác định làm thêm dịp tết về quê muộn thì hãy mua vé trước. Không chỉ thế, trước khi về quê cần chuẩn bị đồ thật kỹ để không phải muộn giờ xe chạy.

Khi học xong, phần lớn sinh viên khác đều khăn gói về quê, số còn lại thì ở lại làm thêm. Nỗi tủi thân là điều mà nhiều bạn không thể tránh khỏi. Bạn Thảo, sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội chia sẻ: “Mình đã mua vé xe chuẩn bị cho ngày 29 Tết trước. Mình cũng muốn về nhà sớm nhưng vì công việc làm thêm nên mình cũng phải ở lại Hà Nội.” 

Khó khăn khi sinh viên làm thêm không chỉ xuất phát ở bản thân và tự mình khắc phục mà nó còn đến từ bên nài.

Trước nhu cầu làm việc tăng cao của sinh viên, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của sinh viên, còn có những trường hợp ông chủ quỵt tiền, thanh toán không đầy đủ hay làm thêm giời,.. không ít trường hợp sinh viên đã bị lừa.

Câu chuyện sau của bạn Lợi, sinh viên trường Kinh Tế Quốc Dân là một ví dụ. Lợi chia sẻ: “Năm nái tớ cũng ở lại làm thêm dip tết đến tận 28 mới về quê, làm từ 20 - 28 với mức lương thỏa thuận ban đầu là 200k/ngày. Nhưng khi thanh toán thì ông chủ chỉ đưa mình 1 triệu đồng, không phải là 1 triệu 6. Khi mình thắc mắc thì nhân viên đưa tiền giải thích là 200k/ngày là khi tớ làm viêc chăm chỉ, hoàn thành tốt công việc, không mắc lỗi gì. Tớ làm 5 tiếng/ ngày, vì gần nhà và bao cơm tối nên tớ làm. Vậy mà tiền công vẫn không xứng đáng với công sức mình bỏ ra.”

Bạn Ngọc, sinh viên năm hai cũng gặp phải câu chuyện tương tự. Ngọc cho biết: “Tết năm nái thấy bạn bè rủ đi làm thêm Tết, em cũng đi. Thông qua một trang web giới  thiệu việc làm, em tìm đến theo đia chỉ. Nhìn Trung tâm giới thiệu việc làm cũng rộng rãi, khang trang nên em không nghĩ là bị lừa như thế. Họ phỏng vấn một lát rồi bảo em đóng hai trăm nghìn để làm hồ sơ. Không nghĩ ngợi gì nhiều, em đóng ngay và ra về đợi kết quả. Đợi một tuần sau vẫn không thấy liên lạc gì, em gọi điện thì thuê bao. Hồi đó năm hết Tết đến, lại còn năm nhất còn nhiều bỡ ngỡ nên em cũng không tìm đến địa chỉ để tìm hiểu thêm.”

Để tránh những trường hợp bị lừa đảo, sinh viên luôn phải cẩn trọng khi tìm việc làm trong dịp Tết. Trong trường hợp bị lừa nên lên tiếng khai báo để cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Sự im lặng cũng được xem là  “đồng phạm” với những kẻ lừa đảo và mang đến nhiều hệ luỵ cho nhiều bạn sinh viên khác. 

Theo chia sẻ của anh Thái Văn Chung - nhân viên tư vấn của Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội thì đối với sinh viên, trước khi làm thêm luôn phải tìm hiểu kỹ nơi giới thiệu việc làm đảm bào uy tín và có cam kết rõ ràng bằng văn bản cụ thể. Nếu gặp trường hợp bắt nộp một khoản phí nào đó thì hãy “xin phép” ra về. Các bạn sinh viên nên lựa chọn công việc có liên quan tới ngành học của mình và đảm bảo sự cân bằng giữa việc làm thêm, việc học và cả sức khỏe của bản thân.

Mỹ Hạnh ĐPTK34A1


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN