Sống lại ký ức Trung thu ngày cũ

(Sóng trẻ) - Ngày 3-4/9, Bảo tàng dân tộc học Việt Nam tái hiện Tết Trung thu ngày cũ qua các hoạt động mang đậm màu sắc dân gian với sự góp mặt của những nghệ nhân nổi tiếng.

Chứng kiến nguy cơ biến mất của nhiều món đồ chơi dân gian truyền thống, Bảo tàng dân tộc học Việt Nam kết hợp với nhiều nghệ nhân nổi tiếng tổ chức sự kiện “Trung thu 2022: Sức sống của đồ chơi dân gian”. Sự kiện đã mở ra vùng ký ức của Trung thu ngày cũ nhằm giới thiệu đến công chúng vẻ đẹp, ý nghĩa của các món đồ chơi. Đồng thời, sự kiện mang đến những câu chuyện giữ nghề, truyền nghề của những người luôn đau đáu với văn hóa dân tộc.

Sự kiện được tổ chức trùng dịp nghỉ lễ 2/9, thu hút nhiều gia đình, bạn trẻ đến tham quan và trải nghiệm. Đây là dịp để khơi gợi lại những nét đẹp trong ngày Tết Trung thu truyền thống. Không chỉ thế còn là cơ hội để các em nhỏ được tiếp xúc gần hơn với các món đồ chơi, phong tục tập quán của người Việt trong ngày lễ này.

Từ sáng sớm, người dân đã xếp thành hàng dài để mua vé vào cửa. (Ảnh: Thu Thảo)
Từ sáng sớm, người dân đã xếp thành hàng dài để mua vé vào cửa. (Ảnh: Thu Thảo)

Tự tay làm đồ chơi Trung thu truyền thống

Sự kiện đã mở ra không gian văn hóa qua các hoạt động trải nghiệm thú vị gắn với chủ đề Tết Trung thu. Các bạn nhỏ được nghệ nhân hướng dẫn làm các đồ chơi truyền thống như: đèn ông sao, đèn con thỏ, mặt nạ giấy bồi, tò he,...

Không gian trải nghiệm thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là các bạn nhỏ tham gia. Em Nguyễn Khánh Chi (11 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Chiếc đèn ông sao gắn liền với tuổi thơ của em. Mỗi mùa trăng rằm, em đều được bố mẹ mua cho; nhưng đây là lần đầu tiên em được tự tay hoàn thiện nó. Hôm nay là một trải nghiệm thú vị và đáng nhớ”.

Các em nhỏ tỉ mỉ tô vẽ mặt nạ giấy bồi. (Ảnh: Thu Thảo)
Các em nhỏ tỉ mỉ tô vẽ mặt nạ giấy bồi. (Ảnh: Thu Thảo)
Trải nghiệm vẽ diều rô. (Ảnh: Thu Thảo)
Trải nghiệm vẽ diều rô. (Ảnh: Thu Thảo)
Nghệ nhân Phạm Nguyệt Ánh - người duy nhất còn giữ nghề làm mâm hoa quả, đồ chơi bằng bột trong dịp lễ Trung thu. Các món đồ chơi này luôn là niềm yêu thích của thế hệ trước. Theo thời gian, đồ chơi hiện đại phát triển phong phú và được ưa chuộng hơn. Nhưng vì niềm say mê với những món đồ chơi bé nhỏ mang đậm màu sắc truyền thống, bà Ánh vẫn cố giữ nghề để mang nó đến với các cháu thiếu nhi.
Nghệ nhân Phạm Nguyệt Ánh - người duy nhất còn giữ nghề làm mâm hoa quả, đồ chơi bằng bột trong dịp lễ Trung thu. Các món đồ chơi này luôn là niềm yêu thích của thế hệ trước. Theo thời gian, đồ chơi hiện đại phát triển phong phú và được ưa chuộng hơn. Nhưng vì niềm say mê với những món đồ chơi bé nhỏ mang đậm màu sắc truyền thống, bà Ánh vẫn cố giữ nghề để mang nó đến với các cháu thiếu nhi. "Tôi rất vui khi các cháu đón nhận và yêu thích món đồ chơi này", bà Ánh nói. (Ảnh: Thu Thảo)

Không khí Trung thu trong cổ tích

Bên cạnh việc trải nghiệm làm đồ chơi dân gian, các em nhỏ còn được tham gia vào các hoạt động vui chơi và tìm hiểu văn hóa đầy náo nhiệt trong khuôn viên Bảo tàng.

Chị Nguyễn Mai (40 tuổi, Hà Nội) cho những biết trò chơi dân gian như: ô ăn quan, nhảy dây, nhảy ngựa là một phần quan trọng trong tuổi thơ của chị. “Tôi nhớ như in những đêm rằm tháng Tám, tôi và các bạn trong xóm cùng nhau chơi các trò chơi dân gian, vui vẻ và náo nhiệt lắm”. 

Cũng giống như các món đồ chơi, trò chơi dân gian bị mai một dần đi theo thời gian. Thế hệ trẻ hôm nay ít được tiếp xúc với các trò chơi truyền thống của các dân tộc. Do đó, sự kiện Trung thu đã mở ra sân chơi, tạo nên không khí tưng bừng, rộn rã qua các trò chơi thường được tổ chức trong Tết Trung thu xưa như: múa lân, ô ăn quan, đi goòng, đi cà kheo, nhảy dây,...

Trẻ em thích thú với tiết mục múa lân. (Ảnh: Thu Thảo)
Trẻ em thích thú với tiết mục múa lân. (Ảnh: Thu Thảo)
Với mỗi trò chơi, các em nhỏ đều được các bạn tình nguyện viên hướng dẫn cách chơi và giải thích ý nghĩa, thông điệp ẩn sau nó. (Ảnh: Thu Thảo)
Với mỗi trò chơi, các em nhỏ đều được các bạn tình nguyện viên hướng dẫn cách chơi và giải thích ý nghĩa, thông điệp ẩn sau nó. (Ảnh: Thu Thảo)

Em Hải Anh (10 tuổi, Hà Nội) tâm sự: “Em rất vui vì được tham gia Tết Trung thu ở đây. Trước giờ, em chỉ được đón Tết Trung thu tại nhà cùng gia đình. Nghe bà kể về đêm rằm ngày xưa, em rất muốn được tham gia. Đến hôm nay, em mới được thử những trò chơi và đón không khí Trung thu như trong cổ tích”.

Trung thu trong ký ức của người Việt luôn là một vầng trăng tròn đầy, với hình ảnh chiếc đèn ông sao, chiếc mặt nạ giấy bồi, mâm ngũ quả và cặp bánh dẻo bánh nướng… Dẫu thời gian có chảy trôi, những nét văn hóa truyền thống ấy vẫn có sức sống mãnh liệt nhờ có những người luôn đau đáu gìn giữ và lan tỏa chúng đến muôn đời.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN