Sông Tô Lịch với “bộ mặt đen”
(Sóng Trẻ) - Chỉ còn hơn 200 ngày nữa là đến đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, chính quyền và người dân đang ra sức xây dựng, sửa chữa, làm mới các công trình để mang lại cho Thủ đô một khuôn mặt tươi sáng. Thế nhưng có một địa danh quen thuộc đang có nguy cơ giữ nguyên “khuôn mặt” xấu xí trong ngày đại lễ. Đó là con sông Tô Lịch.
Trước đây, sông Tô Lịch của Thăng Long vốn dẫn nước từ sông Hồng, chảy quanh thành nội, từ Cầu Gỗ ngược lên Hàng Lược rồi ra đến tận đường Bưởi. Con sông khi đó là một hệ thống dẫn nước tưới tiêu (cùng với sông Kim Ngưu) và nước sinh hoạt rất quan trọng, hai bên bờ sông lúc nào cũng tấp nập người mua kẻ bán.
Sông Tô Lịch ngày nay hoàn toàn khác hẳn. Đoạn dài từ Cầu Gỗ chảy ra đường Bưởi đã bị lấp, chỉ còn một vài dấu tích ở Thuỵ Khuê. Giờ sông Tô Lịch là kênh thoát nước thải công nghiệp và sinh hoạt của thành phố Hà Nội, chảy từ Cầu Giấy theo đường Láng, Kim Giang rồi đổ ra sông Nhuệ. Lượng nước thải khổng lồ đã làm cho con sông đến nay chỉ còn là một dòng sông chết, đặc quánh bùn đen và bốc mùi khó chịu.
Dòng sông Tô Lịch đặc quánh bùn đen và bốc mùi khó chịu
Để cứu vãn con sông cổ của Thăng Long, chính quyền thành phố Hà Nội từng nhiều lần tổ chức các cuộc nạo vét, nắn dòng cũng như vận động người dân không vứt rác thải xuống dòng sông. Cho đến nay, lượng rác thải xuất hiện trên dòng sông có vẻ đã giảm đi rất nhiều, nhưng các chuyên gia môi trường nhận định sông Tô Lịch không thể cứu được trừ khi cho một con sông lớn nào đó đổ vào, thay nước cả dòng sông.
Dọc theo khúc sông chảy men đường Láng xuống Nguyễn Trãi, nhiều loại cây cảnh được trồng và có hẳn một lực lượng chăm sóc thường xuyên. Thế nhưng bờ cỏ xanh với cây cối đẹp không kém công viên cũng chẳng thể cứu được dòng nước đen đặc, hôi hám bên dưới.
Trong trận lụt lịch sử cuối năm 2008, người dân Hà Nội được chứng kiến một hiện tượng hiếm có khi sông Tô Lịch bị nước mưa làm loãng bớt bùn, dâng cao hàng mét, cuồn cuộn chảy và có cả cá bơi! Cơn thiên tai đã tình cờ làm sông Tô Lịch “sống lại” trong một vài tuần lễ ngắn ngủi.
Đến bao giờ Tô Lịch không còn là dòng sông chết? Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ.
Anh Ngọc – Yến Hoa
Báo mạng Điện tử K28
Trước đây, sông Tô Lịch của Thăng Long vốn dẫn nước từ sông Hồng, chảy quanh thành nội, từ Cầu Gỗ ngược lên Hàng Lược rồi ra đến tận đường Bưởi. Con sông khi đó là một hệ thống dẫn nước tưới tiêu (cùng với sông Kim Ngưu) và nước sinh hoạt rất quan trọng, hai bên bờ sông lúc nào cũng tấp nập người mua kẻ bán.
Sông Tô Lịch ngày nay hoàn toàn khác hẳn. Đoạn dài từ Cầu Gỗ chảy ra đường Bưởi đã bị lấp, chỉ còn một vài dấu tích ở Thuỵ Khuê. Giờ sông Tô Lịch là kênh thoát nước thải công nghiệp và sinh hoạt của thành phố Hà Nội, chảy từ Cầu Giấy theo đường Láng, Kim Giang rồi đổ ra sông Nhuệ. Lượng nước thải khổng lồ đã làm cho con sông đến nay chỉ còn là một dòng sông chết, đặc quánh bùn đen và bốc mùi khó chịu.
Dòng sông Tô Lịch đặc quánh bùn đen và bốc mùi khó chịu
Để cứu vãn con sông cổ của Thăng Long, chính quyền thành phố Hà Nội từng nhiều lần tổ chức các cuộc nạo vét, nắn dòng cũng như vận động người dân không vứt rác thải xuống dòng sông. Cho đến nay, lượng rác thải xuất hiện trên dòng sông có vẻ đã giảm đi rất nhiều, nhưng các chuyên gia môi trường nhận định sông Tô Lịch không thể cứu được trừ khi cho một con sông lớn nào đó đổ vào, thay nước cả dòng sông.
Dọc theo khúc sông chảy men đường Láng xuống Nguyễn Trãi, nhiều loại cây cảnh được trồng và có hẳn một lực lượng chăm sóc thường xuyên. Thế nhưng bờ cỏ xanh với cây cối đẹp không kém công viên cũng chẳng thể cứu được dòng nước đen đặc, hôi hám bên dưới.
Trong trận lụt lịch sử cuối năm 2008, người dân Hà Nội được chứng kiến một hiện tượng hiếm có khi sông Tô Lịch bị nước mưa làm loãng bớt bùn, dâng cao hàng mét, cuồn cuộn chảy và có cả cá bơi! Cơn thiên tai đã tình cờ làm sông Tô Lịch “sống lại” trong một vài tuần lễ ngắn ngủi.
Đến bao giờ Tô Lịch không còn là dòng sông chết? Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ.
Anh Ngọc – Yến Hoa
Báo mạng Điện tử K28
Cùng chuyên mục
Bình luận