Tại sao “thơ tục” có thể vào chùa?

(Sóng trẻ) - Dư luận chưa hết bức xúc về câu chuyện “văn nại nại lai” mang tên “sư tử đá” ở một số đền chùa, nơi thờ tự thì lại xôn xao về việc lộc bình chứa “thơ tục” mà vẫn có thể “hiên ngang” bên Tam Bảo chùa Vân Tiêu, Yên Tử trong một thời gian dài. Nguyên nhân do đâu?

Khi chữ Hán… không ai biết

Mới đây trên báo Giáo dục Việt Nam diễn ra cuộc tranh luận về việc sử dụng chữ Hán trong các cơ sở thờ tự ở Việt Nam. Cuộc tranh luận vẫn chưa ngã ngũ bởi lẽ chữ Hán không phải là sản phẩm “văn hóa nại lai” thông thường mà có thể nói bỏ là có thể bỏ, nói giữ là có thể giữ. Chữ Hán đã đồng hành cùng dân tộc trong nhiều thế kỉ và thực sự đã trở thành một phần của văn hóa, văn học, lịch sử, tín ngưỡng, và tôn giáo Việt. Thế nên để hiểu rõ về nguồn cội tổ tiên mà coi thường chữ Hán thì khó mà đạt được hiệu quả.

Chữ Hán, cụ thể là chữ Hán phồn thể được sử dụng khá nhiều trong những nơi thờ tự xuất phát từ nguyên nhân lịch sử, văn hóa nhưng cũng xuất phát từ chính thói quen thẩm mỹ của người Việt nhiều thế hệ. Người dân có thể thấy chữ Hán trên bia đá, trên các bức hoành phi, câu đối và cũng có thể thấy ngay trên những vật tiến cúng như lộc bình. Thế nên việc người quản lý di tích hay quản lý nơi thờ tự mà không biết chữ Hán thực sự là nguy hiểm bởi những câu chữ trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam hoặc không phù hợp với chốn tâm linh hoàn toàn có thể xâm nhập.

Dẫn chứng tiêu biểu là ngay chính điện thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông tại chùa Vân Tiêu, Yên Tử, Quảng Ninh lại có thể xuất hiện ngay một bài thơ tình trần tục được in trên chiếc lộc bình. Bài thơ đó là “Thanh bình điệu” của Lý Bạch, đây không phải là một bài thơ tệ, thậm chí còn được xem là một trong những bài thơ tình hay nhất của Lý Bạch. Tuy nhiên bài thờ này có lẽ chỉ hợp để treo ở tư gia hoặc phòng ngủ chứ tuyệt nhiên không thể chấp nhận khi hiện hữu nơi cửa Phật tôn nghiêm. Bài thơ với những câu thơ như  “Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương/Vu sơn vân vũ uổng đoạn trường” (Một cành thắm đẹp, hạt móc đượm hương thơm/Thú mây mưa núi Vu, đau đứt duột chỉ uống phí). Bài thơ vốn vẫn được xem là ca ngợi vẻ đẹp trần tục của Dương Quý Phi vậy mà có thể đứng ngay Tam bảo.

b2903bacf_anh.jpg
Lộc bình chứa "thơ tục" và sư tử đá nhe nanh

Vẫn biết người dâng cúng không chủ ý, người quản lý lại không cố tình nhưng rõ ràng việc “Thanh bình điệu” có thể bước qua cổng chùa đã chứng tỏ môt điều là cả người quản lý di tích và người dâng cúng đều không biết Hán tự. Không biết là một chuyện đã không biết lại vô tình dâng cúng lên cửa Phật thì thật là chuyện đáng buồn. Nhẽ ra người mua cũng nên hỏi người bán. Hay chăng người bán lộc bình cũng không biết chữ trên bình nghĩa là gì (!?)

Người dâng cúng không hiểu… vật được dâng

Có lẽ đã đến lúc xem lại văn hóa dâng cúng ở Việt Nam. Có phải cứ người dân dâng gì, cúng gì cơ sở thờ tự cũng phải nhận hay không. Dẫu không phải là tất cả những trong những sản vật cung tiến tới nơi thờ tự chắc chắn sẽ có những sản phẩm nại lai hoặc không phù hợp. Sư tử đá là một ví dụ, nhiều người dân khi chọn sư tử để dâng lên đình, chùa chỉ cần miễn sao là sư tử là được mà không quan tâm đến hình ảnh, tư thế của sư tử ra sao, càng không quan tâm đến việc nó có phù hợp hay không. Thế nên báo chí thời gian tốn không ít “giấy mực” về chuyện “văn hóa nại lai” mang tên “sư tử” ngập tràn đình, chùa, miếu mạo. Điều đáng nói ở đây là những con sử tử đá này không hề thuần Việt mà nhe nanh, ưỡn ngực một cách dữ tợn. Linh vật Việt hiền lành và có tư thế đứng khác hẳn những con sử tử này.

Người  dân không biết nhưng vẫn dâng chúng còn ban quản lý di tích thì cứ có người dâng cúng là nhận đã là chuyện phổ biến ở nhiều đình, chùa. Một phần vì ban quản lý không muốn người dân mất lòng, một mặt cũng vì muốn cho cơ sở thờ tự thêm lộng lẫy, trang nghiêm. Thế nên mới có chuyện “thơ tục” trên lộc bình là vậy. Chẳng thế quy kết trách nhiệm cụ thể cho ai nhưng đã đến lúc không phải cứ ai dâng gì cũng đều nhận hết.

Thiết nghĩ nên có một quy định là người dân muốn dâng cúng hiện vật lên đền, chùa thì phải hiểu hiện vật đó có ý nghĩa gì. Dâng tượng Phật, Bồ Tát thì phải biết hồng danh của vị Phật, Bồ Tát đó hay dâng hoành phí câu đối thì cũng phải hiểu trên hoành phi câu đối viết gì, hàm ý ra sao. Có vậy mới chấm dứt được tình trạng dâng cúng tràn lan, thiếu hiểu biết và bài trừ được những sản phẩm “nại lai” hoặc không phù hợp.

Lê Quang Đức

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN