Thách thức với sinh viên ngành báo trong nền báo chí đa phương tiện

(Sóng trẻ) - Sau khi tốt nghiệp, nhiều sinh viên báo chí khi vào cơ quan làm việc vẫn chưa thể thực hiện được những kỹ năng làm báo dù đã học rất tốt trên trường.

Một thực tế còn tồn tại

Với xu hướng báo chí Việt Nam trong tương lai đã được dự báo trước, các trường Đại học chuyên đào tạo về báo chí cũng đã có những thay đổi về nội dung và phương pháp đào tạo, giảng dạy. Thế nhưng, vẫn có nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành báo chí, khi tới các cơ quan báo chí làm việc thì lại không thể áp dụng được những kiến thức đã học trên trường và có khi lại phải đào tạo lại từ đầu.

Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, cùng với những xu hướng của báo chí trong thời gian hiện tại và tương lai, các cơ sở đào tạo báo chí cần phải có những chương trình đào tạo theo hướng tích hợp những kỹ năng đa phương tiện.

anh.jpg
Một giờ học tại Học viện Báo chí và Tuyên Truyền ( Nguồn : Fanpage Khoa Phát thanh – Truyền hình)

 

Hiện nay, cả nước có hàng chục cơ sở đào tạo hoặc tham gia đào tạo báo chí với nhiều cấp bậc khác nhau. Các cơ sở đào tạo này cũng đã có những loại hình, các chương trình đào tạo cũng như đa dạng hóa và nâng cao chất lượng. Nhưng, thực tế hiện nay cho thấy hiện tại chỉ có duy nhất Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo có đủ khả năng và uy tín để đáp ứng căn bản những yêu cầu trên trong khi ngành báo chí hiện nay đang thiếu một số lượng lớn đội ngũ nhà báo trẻ có kỹ năng sáng tạo tác phẩm đa phương tiện.

Ở thời điểm hiện tại, những cơ quan báo chí Việt Nam hiện nay có xu hướng đa phương tiện hóa, tiếp cận người đọc theo nhiều hướng, nhiều phương tiện thông khác nhau. Nổi bật trong đó có những xu hướng như: đa dạng hóa phương tiện truyền thông, tăng cường truyền thông mạng xã hội, tăng cường nội dung số,… Ngoài ra các cơ quan báo chí còn đòi hỏi nâng cao chất lượng nội dung bài báo như: tăng cường phản ánh xã hội và tác nghiệp, tăng cường tư duy đa chiều,… Điều này đòi hỏi các cơ sở đào tạo báo chí vừa phải giảng dạy những kỹ năng báo chí cơ bản, vừa phải tìm hiểu, truyền tải những kỹ năng báo chí mới, phù hợp với xu xướng của báo chí Việt Nam hiện nay.

Nhiều nhà báo cho rằng, các sinh viên khi mới ra trường còn thiếu tự tin, kiến thức và các kỹ năng tác nghiệp chưa vững.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ và bùng nổ của công nghệ thông tin, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19, đã làm thay đổi nhiều thói quen của các công chúng. Việc đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các sinh sinh viên là công việc cấp thiết hơn bao giờ hết.

Với xu hướng báo chí hiện nay không còn chỉ dành cho một phương tiện truyền thông đơn nhất mà còn phục vụ cho nhiều lại phương tiện truyền thông khác nhau. Điều này yêu cầu những người làm báo chí phải hội tụ nhiều kỹ năng sản xuất và truyền tải thông tin.

Để thích ứng với những thay đổi đó, các cơ sở đào tạo báo chí cũng cần phải có những đổi mới về nội dung và chương trình giảng dạy theo hướng tích hợp kỹ năng đa phương tiện để sinh viên có thể tích lũy kiến thức, nắm bắt được các kỹ năng truyền thông hiện đại, đồng thời thích ứng với môi trường truyền thông mới.

Cần bổ sung thêm nhiều kỹ năng trong công tác đào tạo

Theo nhà báo Cao Tuấn Ninh – Báo Dân tộc và Phát triển chia sẻ: “Khi được đào tạo về nghiệp vụ báo chí, các sinh viên sẽ được đào tạo sâu về chuyên môn nhưng vẫn rất nặng về lý thuyết. Ví dụ về báo mạng điện tử, thường các sinh viên sẽ được học sâu về cách viết, về cách sắp xếp bố cục của một trang báo mạng điện tử nhưng bên cạnh đó lại chưa được đào tạo về những kỹ năng để có một tác phẩm báo mạng điện tử tốt như về chụp, chỉnh sửa ảnh và đặc biệt trong xu hướng phát triển báo chí đa phương tiện hiện nay yêu cầu có thêm những sản phẩm về âm thanh và video đòi hỏi phải có kiến thức căn bản để sử dụng những phần mềm chuyên dụng nhưng chưa có nhiều cơ sở đào tạo đưa những kỹ năng này vào giảng dạy”.

379667086_6482044548575169_2201127710927436507_n.jpg
Nhà báo Cao Tuấn Ninh : “Đa phần các bạn sinh viên khối nghiệp vụ báo chí sau khi tốt nghiệp và về làm việc tại các cơ quan báo chí đều gặp phải một vấn đề là đều thiếu những kỹ năng bổ trợ cho việc làm báo.”

Cũng theo kinh nhiệm trong công tác đào nghiệp vụ, nhà báo nhận xét: “Đa phần các bạn sinh viên khối nghiệp vụ báo chí sau khi tốt nghiệp và về làm việc tại các cơ quan báo chí đều gặp phải một vấn đề là đều thiếu những kỹ năng bổ trợ cho việc làm báo như chụp ảnh, quay phim, sử dụng các thiết bị chuyên dụng để tác nghiệp và sẽ mất thời gian để đào tạo lại những kỹ năng này từ cơ bản. Qua đó thường họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tác nghiệp nhất là khi báo chí đa phương tiện đang phát triển như hiện nay. Ngoài yếu tố khách quan ở công tác đào tạo hiện nay khi rất ít cơ sở có đủ điều kiện để giảng dạy những kỹ năng trên, yếu tố chủ quan là các sinh viên chưa chủ động trong việc tìm hiểu cũng như học hỏi những kỹ năng trên cùng được đào tạo nhưng lại không đi đôi với thực hành là một nguyên nhân dẫn đến việc gặp khó khăn khi bắt đầu làm việc tại các cơ quan báo chí hiện nay.”

Thay đổi con người để thích ứng với thời cuộc

Nhà báo đánh giá trong những năm tiếp theo sẽ là một năm “chóng mặt” với những người làm báo khi những xu hướng báo chí mới liên tục cập nhật. Gần nhất hiện tại là công nghệ AI, chat GPT được đưa vào sử dụng trong việc sáng tạo tác phẩm báo chí đặt ra một điều bắt buộc đối với các bạn sinh viên cần phải chủ động hơn cũng như linh hoạt và liên tục cập nhật những xu hướng này, trang bị cho mình những kiến thức cần thiết cũng như có những định hướng về nội dung để phát triển trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok v..v  Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Không chỉ với những bạn sinh viên săp bước vào nghề mà còn là những bạn trẻ đã xác định gắn bó cùng với nghề báo sau này cần lưu tâm.

Điều quan trọng đối với người làm báo là luôn đặt mình là trung tâm của tác phẩm báo chí, dù công nghệ hay các xu hướng có phát triển nhanh và mạnh đến đâu thì người làm báo vẫn là cốt lõi, là cái “hồn” của tác phẩm, không lạm dụng các công nghệ hỗ trợ để làm mất đi tính sáng tạo cũng như phải nhớ đến tôn chỉ của tờ báo, của đạo đức nghề báo. Đây là những nguyên tắc cốt lõi cho những người làm báo để góp phần đưa báo chí nước nhà phát triển trong tương lai.

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN