Thế hệ trẻ “quay lưng” với âm nhạc dân tộc

(Sóng Trẻ) - Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay với nhiều trào lưu âm nhạc từ bên nài du nhập mạnh mẽ vào nước ta, âm nhạc dân tộc đang dần mất đi chỗ đứng.


Âm nhạc dân gian truyền thống là cái hồn của dân tộc


Ở mỗi vùng miền của nước ta đều có những dòng âm nhạc dân gian đặc trưng riêng như: hát quan họ ở Bắc Ninh, hát xoan ở Phú Thọ, hát then ở Cao Bằng hay hát khắp của dân tộc Thái , khúc ca ví dặm của người Nghệ Tĩnh...



736a375df_h_1_can_gin_giu_va_phat_huy_am_nha_dan_toc.jpg.gif

Cần giữ gìn và phát huy âm nhạc dân tộc


Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có 5 di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến âm nhạc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, đó là: nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, ca trù, quan họ và hát xoan Phú Thọ. 


Đây là những sản phẩm văn hóa do nhân dân sáng tạo ra, trở thành món ăn tinh thần, có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựn nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.


Thưa vắng người nghe và xem


Thực tế cho thấy, cuộc sống hội nhập với thế giới đã mang đến nhiều dòng âm nhạc hiện đại, mới mẻ, hấp dẫn người nghe, khiến cho âm nhạc dân tộc trở nên lỗi thời, lạc hậu. Dường như thế hệ trẻ hiện nay chỉ còn thích nghe và hát nhạc trẻ, nhạc nước nài như: trào lưu pop, rock, hiphop… Âm nhạc dân tộc đang dần bị lãng quên là một thực trạng đáng báo động.


736a375df__hat_xm_ha_th_cu_mt_i_gi_gin_vn_hoa_dan_tc.jpg.gif

Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu – một đời giữ gìn văn hóa dân tộc


Bạn Phạm Thị Thắm ( ĐH Văn Hóa) cho biết: “Thực sự là sinh viên như mình bây giờ chả mấy ai nghe nhạc dân tộc cả. Dù biết đấy là văn hóa của cha ông, nhưng mà nghe thấy không phù hợp nữa. Bạn bè mà biết mình nghe nhạc dân tộc, chúng nó còn cười cho là lạc hậu. Bây giờ ai cũng thích nhạc trẻ hoặc nhạc nước nài thôi.


Cùng quan điểm này, bạn Kiều Minh (Cổ nhuế) chia sẻ: “Mình thích nhạc rock hoặc hiphop thôi. Chứ bây giờ ai nghe gì nhạc dân tộc nữa. Ngay cả nhạc Việt mình cũng ít nghe, chủ yếu nghe nhạc nước nài”.


Thứ trưởng Bộ văn hóa, thể thao và du lịch Vương Duy Biên cho rằng: “Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền và bảo tồn âm nhạc dân tộc. Hiện tại cả nước có hàng trăm tờ báo nhưng nhiều tờ báo đi sâu khai thác thông tin những scandal ăn mặc hở hang, lộ hàng, các chiêu đánh bóng tên tuổi của một số người muốn “nhảy” vào showbiz Việt ( đơn cử như vụ bà Tưng) mà quên đi việc đề cập đến văn hóa truyền thống, âm nhạc dân tộc … Bởi vậy lúc này, âm nhạc dân tộc đang rất cần sự đồng hành của giới truyền thông.”


Nguyễn Thị Thu Huyền

Phát Thanh K.31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN