Thí điểm dạy tiếng Trung và tiếng Nga từ lớp 3: nên hay không?

(Sóng Trẻ)Về việc thí điểm cho học sinh từ năm lớp 3 học thêm tiếng Trung và tiếng Nga của bộ GD-ĐT ban hành, có rất nhiều ý kiến cho rằng, đề xuất này sẽ là “gánh nặng mới” trong công cuộc học tập của các em học sinh.

Phổ cập Tiếng Anh vẫn còn dang dở

Trong những ngày qua, thông tin từ năm 2017, Bộ sẽ thí điểm dạy tiếng Trung Quốc và tiếng Nga từ lớp 3 đến lớp 12 theo khung năng lực nại ngữ 6 bậc của Việt Nam. Nại ngữ thứ hai bao gồm: Tiếng Hàn, tiếng Pháp, tiếng Đức. Thay vì chỉ học tiếng Anh như trước đây, các em sẽ học hai thứ tiếng tự chọn theo quy định của Bộ Giáo dục.

Trong nhiều năm trở lại đây, việc dạy và học nại ngữ có nhiều thay đổi, từ việc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) TP HCM ngưng triển khai chương trình tiếng Anh Cambridge và thay thế bằng chương trình tiếng Anh tích hợp (năm 2014); cho đến đề xuất Nhập khẩu chương trình tiếng Anh quốc tế (tại Hội nghị triển khai giai đoạn 2016 - 2020 của đề án Dạy và học nại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân 2008 - 2020 mới đây) nhưng trình độ tiếng anh của người Việt vẫn như ở tình trạng không khả quan. Tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 vừa qua có có tới 84% thí sinh đạt điểm dưới trung bình môn nại ngữ.

Ông Hoàng Nguyễn (Đại học Lappeenranta University of Technology, Phần Lan) cũng đồng tình bày tỏ: “Tiếng Anh ngôn ngữ quốc tế, dạy tới lớp 12 mà phần đông vẫn không thể giao tiếp. Bây giờ lại bắt các em học sinh nhỏ ôm đồm thêm 2 tiếng khác. Bình thường chưa có các em nhỏ đã phải đi học thêm tràn lan, cha mẹ phải đi đưa đón, cả một xã hội “mệt mỏi” vì giáo dục.”

7e5b92af6_eu_hoc_chuan_bi_cho_diem_hoc_sinh_bang_loi_noi.jpg

Việc thí điểm học tiếng Trung và tiếng Nga cho các em học sinh lớp 3 gây nhiều tranh cãi của dư luận xã hội (ảnh minh họa : Nguồn Internet)

Anh Hoàng Nam Ly cũng chia sẻ suy nghĩ: "Học nại ngữ là tốt; cho phép lựa chọn nhiều nại ngữ theo nhu cầu cũng tốt luôn. Vấn đề là nguồn lực giáo viên, giáo trình có ổn không? Như tiếng anh, dạy 12 năm ra trường vẫn không nói được. Dạy nại ngữ tất nhiên còn tốt chán so với nhiều môn học khác về tính thực tiễn.
Tiếng Anh vẫn còn đang dang dở đối với học sinh, sinh viên Việt Nam, vậy nên tiếng Trung, tiếng Nga đang trở thành bài toán mới cho Bộ Giáo dục.

Tiếng Trung, tiếng Nga có làm nên chuyện?

Đề án mới của Bộ GD – ĐT nhận được sự ủng hộ của Giáo sư Ngô Bảo Châu, theo giáo sư,  việc để trẻ em có thể chọn 1 trong 5 sinh ngữ để học như nại ngữ như vậy là một đổi mới có tiến bộ.
 
Ông cũng cho rằng, tiếng Trung Quốc cũng chính là nại ngữ thiết yếu: "Để tồn tại bên nách Trung Quốc, chúng ta không có lựa chọn nào khác là buôn bán với họ, nếu có lãi thì tốt, hiểu văn hoá của họ, nếu hiểu họ hơn họ hiểu ta thì tốt".

Ngay sau khi thông tin được đưa ra trên báo chí, một số phụ huynh học sinh đã có nhiều luồng tranh cãi.
Độc giả Nhật Trường (TP Vũng Tàu) cho hay, học nại ngữ là tốt. Cho phép học sinh lựa chọn nhiều nại ngữ càng tốt hơn, nhất là trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay. Nhất là những vùng có nhiều chuyên gia đến từ Nga như ở Vũng Tàu, nhu cầu của việc cho con học tiếng Nga là hoàn toàn có thật.
Một độc giả ở Lạng Sơn cũng cho hay, do địa phương rất gần với biên giới Việt Trung nên nhiều gia đình có nhu cầu cho con em học tiếng Trung. Tuy nhiên, ý kiến cả hai độc giả này đều quan tâm khi cho rằng, nguồn lực giáo viên hiện có đáp ứng đủ cho việc triển khai nhiều nại ngữ cùng lúc không?.

Từ ngày 3/10/2016 đến ngày 13/10/2016, trang tin Sóng trẻ (songtre.tv) mở diễn đàn “Thí điểm dạy tiếng Trung và tiếng Nga từ lớp 3: nên hay không? Các ý kiến, phương án của bạn đọc đề xuất sẽ được đăng tải trên trang tin Sóng trẻ để trao đổi, tranh luận.

Các ý kiến tham gia diễn đàn xin gửi về trang tin Sóng trẻ qua email: [email protected] hoặc tại đây.

Trân trọng cảm ơn!
BBT Sóng trẻ
Bộ GD-ĐT cho biết sẽ xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung Quốc hệ 10 năm theo khung năng lực nại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, bắt đầu từ lớp 3. Dự kiến, hoạt động sẽ được tiến hành từ năm 2017. 
“Nại ngữ thứ nhất” là nại ngữ người học phải lựa chọn để học theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006.

Theo Quy định của Chương trình giáo dục phổ thông này, học sinh được lựa chọn một trong 5 nại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc làm nại ngữ thứ nhất, từ lớp 6 THCS đến lớp 12 THPT (hệ 7 năm).

“Nại ngữ thứ hai” là nại ngữ tự chọn, không bắt buộc. Ví dụ, học sinh đã học tiếng Anh là nại ngữ thứ nhất, có thể chọn học tiếng Nga hoặc tiếng Pháp, hoặc tiếng Nhật, hoặc tiếng Trung Quốc là nại ngữ thứ hai. Gần đây, tiếng Đức và tiếng Hàn được Bộ GD&ĐT cho phép dạy học thí điểm là nại ngữ thứ hai ở các địa phương, trường học có nhu cầu và có đủ điều kiện dạy và học.

(Ban Đề án Nại ngữ quốc gia 2020)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN