Thi sĩ Trần Nhương và cuộc triển lãm tranh đầy vụng dại

(Sóng trẻ) - Chiều ngày 18/5, tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền (Hà Nội), “Thi sĩ ham vui” Trần Nhương đã khai mạc triển lãm cá nhân mang tên “Thi hứng IV”.

Triển lãm lần này trưng bày 50 bức tranh và 40 chân dung ký họa đi cùng năm tháng. Có chân dung ông vẽ đã hơn 30 năm, nay mới mang ra trưng bày. Nhiều bức được ông vẽ khi ở nhà để phòng, chống dịch. Lấy cảm hứng cho những nét vẽ là chống lại sự tù túng, chống lại dịch bệnh Covid-19 bằng sáng tạo nghệ thuật nên có không ít tranh trong triển lãm lần này vẽ về đề tài Covid-19 biến thể.

Song bên cạnh đó, có nhiều bức mang sắc màu tươi vui, lạc quan, như chính vần thơ của ông vậy: “Ngổn ngang tranh pháo đầy nhà/ Hình như có một lão già hâm hơi/ Tuổi đầy vui chẳng thèm vơi/ Lòng như bỏ ngỏ đợi người tri âm”.

img_20210518_170424_183-1.jpg
Họa sĩ Trần Nhương (người thứ 3 từ trái qua phải) - Ảnh: Vy Anh.

Phải nói qua, trước "Thi hứng IV", ông cũng đã có 3 triển lãm mang tên “Thi hứng I” tổ chức vào năm 1998, “Thi hứng II” năm 2003, “Thi hứng III” năm 2018 và "Thi hứng IV" diễn ra vào đúng đợt dịch Covid-19 lần thứ 4. Cả 4 lần triển lãm đều mang tên “Thi hứng”, có lẽ ông khiêm nhường coi những bức tranh của mình là ngẫu hứng của thi ca.

img_20210518_170248_108.jpg
Người yêu thi ca, người trong giới nghệ thuật coi đây như “liều thuốc tinh thần” truyền tới công chúng trong giai đoạn khó khăn này, để mỗi người có thêm động lực vững tâm chống lại dịch bệnh, mong chờ ngày bình thường mới đến. Tuy nhiên, trong lời tự sự của ông, đây lại là một cuộc triển lãm không bình thường. - Ảnh:  Vy Anh.

 

Sự lạc quan của ông có lẽ có được một phần từ sự tôi luyện của người lính. Thực ra, trước khi thành nhà thơ, họa sĩ, ông đã có 28 năm mặc áo lính. Cuộc sống trong quân ngũ giúp ông trải nghiệm gian nan, thăng trầm, gắng gỏi vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt. Nhờ đó, mỗi bài thơ và ẩn sâu trong tranh ông như một lời tự sự, một lời “kích hoạt” mọi người tỉnh táo, vươn lên khi cuộc sống còn bề bộn và xuồng xã.

img_20210518_170457_274_2.jpg
Tác phẩm "Bên bờ rào" (Acrylic) - Ảnh: Vy Anh.

 

img_20210518_170434_606_2-1.jpg
“Tôi là một nhà thơ rất đam mê hội họa. Tôi nghĩ hội họa đã cho mình những cảm xúc khác với văn chương, nó làm cho mình lạc vào một miền du ca mà ở đó có thể cất lên những giai điệu bất chợt của lòng mình, ở đó có thể tung tẩy hết mình mà không mấy khi phải nắn nót...”, ông từng viết như vậy. 

Chia sẻ về “Thi hứng IV”, ông gọi đó là cuộc triển lãm tranh không bình thường. Ông bộc bạch: Đúng là không bình thường, vì Covid-19 bùng phát mạnh trong cả nước. Xin được vân vi đôi lời không các bạn lại bảo lão Trần Nhương dở người bày tranh lúc đang dịch. Tôi đăng ký triển lãm từ năm 2019, nhà triển lãm cũng xếp lịch vào tháng 4/2020. Vợ tôi bảo hâm à? mới vừa triển lãm năm 2018. Nghe lời vợ, tôi xin lùi, nhà triển lãm tiếp tục xếp cho vào tháng 5/2021. Nghĩ là ổn, tôi mê mải vẽ và chuẩn bị tài chính lo khung, lệ phí… cho cuộc triển lãm. Nào ngờ, dịch bùng phát. Nhiều bạn bảo sao không hoãn đi, triển lãm bây giờ phí công. Thưa rằng, không thể hoãn được nữa, lịch triển lãm xếp hàng dài mấy km. Chỉ có thể bỏ cuộc chơi nhưng sát nút mới bỏ cuộc thì làm khó cho nhà triển lãm, làm sao họ gọi họa sĩ nào lấp chỗ trống cho kịp. Tôi không muốn làm khó cho nhà triển lãm. Đành lòng vậy, cầm lòng vậy, quyết định chơi tới bến. Có thể không tưng bừng như những lần trước, nhưng giữa lúc dịch mà tranh của mình vẫn bày giữa Hà Nội thì vui chứ.

img_20210518_170319_049_2.jpg
Họa sĩ Trần Nhương còn là nhà văn. - Ảnh: Vy Anh. 

 

img_20210518_170353_133_2.jpg
Ông được mọi người biết đến là thi sĩ Trần Nhương. Ông không học trường chính quy, ông chỉ có lòng đam mê. Tranh ông vẽ theo ý thích và không nắn nót như khi viết văn

 

img_20210518_170531_722_2.jpg
Ông vẽ nhiều thể loại, tranh nude, tranh trừu tượng, phong cảnh. Nhiều họa sĩ đánh giá, tranh trừu tượng của thi sĩ Trần Nhương cảm xúc như thơ ca vậy. - Ảnh: Vy Anh.
img_20210518_170446_857_2.jpg
“Trong bối cảnh dịch bệnh này, phải chiến đấu để vượt lên trên hoàn cảnh. Dịch Covid-19 là cả vấn đề toàn cầu và cuộc chiến có thể còn phải lâu dài. Nếu chúng ta cứ thụ động ngồi đó thì không thể được, mà hãy chiến đấu và nỗ lực vượt lên...”, ông chia sẻ.

Nhà thơ, họa sỹ Trần Nhương là hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, hội viên Hội Mỹ thuật Hà Nội. Ông qua 28 năm mặc áo lính khi đang là ông giáo làng Vẽ. Ông còn là chủ một trang web văn chương nghệ thuật trannhuong.com được nhiều bạn đọc yêu mến.

Thời gian triển lãm: 18/5/2021 - 27/5/2021.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN