Thị trường mua sắm cận Tết 2020 nhộn nhịp, thương mại điện tử “lên ngôi”
(Sóng trẻ) – Trên các sàn giao dịch thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada, … lượng cung ứng sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán 2020 đang ngày càng nhộn nhịp.
Nền thương mại Việt Nam mỗi dịp Tết đến luôn tạo ra sức hút đặc biệt đối với thị trường người tiêu dùng với hai hình thức mua bán chủ yếu là thông qua thị trường bán lẻ truyền thống và các kênh thương mại điện tử. Tuy nhiên, với sức tiến của nền kinh tế số cùng dân số gần 100 triệu người, các kênh thương mại điện tử đã và đang trở thành thị tiềm năng cho ngành cung ứng .
Hơn hai tuần nữa cả nước sẽ đón Tết Nguyên đán 2020 nhưng ngay từ những ngày đầu tháng, để đón đầu nền thị trường trong chuỗi dịch vụ cung ứng, các kênh thương mại điện tử sau đợt cuối năm lại tưng bừng điệp khúc “bão sale giảm giá” với các chương trình “mua sắm thả ga” thu hút nhiều tín đồ mua sắm.
Theo khảo sát của PV vào ngày 08/01, hoạt động mua bán dịp cận Tết trên các kênh thương mại điện tử đang diễn ra tấp nập không kém cạnh gì so với thị trường bán lẻ truyền thống. Hàng loạt mặt hàng đón đầu thị trường Tết đang được chào bán với giá cả cạnh tranh, mẫu mã đa dạng. Nài ra, các kênh thương mại điện tử này còn hút khách bởi các chiến lược truyền thông độc đáo có sự góp mặt của các đại sứ thương hiệu như ca sĩ Bảo Anh, nghệ sĩ hài Trường Giang, diễn viên Nhã Phương, Ninh Dương Lan Ngọc, ...
Hình ảnh một số Poster quảng cáo trên các kênh thương mại điện tử dịp giáp Tết Canh Tý 2020 cùng sự xuất hiện của nhiều ngôi sao nổi tiếng
Các mặt hàng Tết được chào bán với những mẫu mã đa dạng, giá cả hợp lý
Chị Nguyễn Thị An (sinh viên Học viện BC&TT), người tiêu dùng trên các kênh thương mại điện tử chia sẻ: “Trước đây do mối lo ngại về chất lượng sản phẩm cũng như về mẫu mã, chủng loại nên tôi rất hạn chế khi mua hàng online. Một năm trở lại đây, tôi thường lựa chọn hình thức mua hàng trên các kênh thương mại điện tử cho ngày Tết của gia đình. Đặc biệt là các mặt hàng bánh kẹo, đồ khô, …Mua hàng ở đây tôi cảm thấy rất thuận tiện, nhanh chóng lại được cái giá cả hợp túi tiền.”
Có thể thấy, việc mua bán qua trực tuyến thông qua các kênh thương mại điện tử trong những năm gần đây đã thực sự lên ngôi và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong túi tiền người dùng, đặc biệt là trong dịp giáp Tết Nguyên đán hiện nay.
Theo chia sẻ của nhân viên giao hàng, anh Vũ Minh (28 tuổi) cho biết: “Dịp cận Tết là thời gian bận rộn nhất đối với chúng tôi. Trung bình mỗi một ngày, số lượng hàng hóa định mức của chúng tôi thường vượt gấp nhiều lần so với ngày thường. Nhiều lúc chúng tôi còn phải huy động thêm nhân lực để nhanh chóng giao hàng tới tận tay người dùng.”
Thị trường truyền thống “kém mặn mà”
Đến hẹn lại lên, cứ mỗi dịp cuối năm, người dân lại tất bật việc buôn việc bán. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, dù cận kề Tết nhưng nhìn chung thị trường bán lẻ truyền thống vẫn còn khá ảm đạm và kém mặn mà.
Dạo quanh một vòng, có thể thấy các hệ thống cửa hàng bán lẻ truyền thống có phần đuối thế hơn so với các kênh thương mại điện tử dù số lượng sản phẩm hầu hết là hoàn toàn giống nhau
Chị Nguyễn Thị Phương (42 tuổi), một tiểu thương chợ Đồng Xuân chia biết, mọi năm tầm này không khí ở chợ Đồng Xuân rất tất bật và nhộn nhịp, các tiểu thương phải lên đơn, làm hàng từ vài tháng trước Tết nhưng có khi vẫn cháy hàng không đủ trả khách. Năm nay đến giờ vẫn ế ẩm, người mua cũng chỉ túc tắc đôi ba người. Cả chợ rơi vào lũng đoạn.
Chợ Đồng Xuân được coi là một trong những khu chợ đầu mối lớn nhất nhì nhưng thời điểm này vẫn còn khá vắng bóng. Ảm đạm bao trùm
Lý giải cho vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng, sự yếu thế của thị trường bán lẻ truyền thống những năm gần đây chủ yếu đến từ sức ép nền kinh tế số cùng với sự chuyển dịch trong chuỗi cung ứng. Chưa dừng lại ở đó, thị hiếu trong việc mua sắm Tết là yếu tố có tác động đặc biệt với thị trường bán lẻ truyền thống. Nếu muốn san bằng sức ép, kênh mua sắm này cần được tổ chức, nâng cao lại để phù hợp với xu hướng hội nhập đồng thời có thể níu chân người tiêu dùng.
Sắm Tết online vì sao được ưa chuộng?
Không nằm nài xu hướng chung của thị trường thương mại thế giới, mua sắm online đã trở thành chìa khóa “vàng” cho ngành thương mại, lôi kéo được cả những khách hàng khó tính nhờ những ưu điểm vượt trội.
Cuối năm là dịp bận rộn đối với mỗi người do đó thời gian là thứ cực kỳ quý giá. Nắm bắt được tâm lý khách hàng, thị trường thương mại đã liên tục tung những cú hít lấy lòng người tiêu dùng, biến những ưu điểm về mặt thời gian là lợi thế “mồi nhử” khách hàng.
Với hình thức mua online người mua có thể tìm thấy nhưng món hàng thông qua mỗi cú click chuột mà không cần phải di chuyển đến địa điểm bán hàng, chủ động thời về thời gian mua sắm, không phải chen chúc khi đi mua sắm, dễ dàng so sánh những sản phẩm muốn mua về thông số, chủng loại, giá cả ở các đơn vị bán hàng trực tuyến khác nhau,… Mặt khác, với các dịch vụ hỗ trợ thanh toán và vận chuyển cùng dịch vụ đổi trả linh hoạt đã tạo nên thương hiệu về tính vượt trội của nền thị trường thương mại điện tử. Hơn thế, trên các kênh thương mại điện tử hiện nay đều có chính sách và quy định cụ thể đối với người bán và cả người mua, đảm bảo tuyệt đối cho quyền lợi của người tiêu dùng.
Trên một phương diện khác đến từ các cơ quan chức năng, để bảo vệ người tiêu dùng, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho hay, từ nay cho đến Tết Nguyên đán 2020, cơ quan chức năng sẽ đẩy mạnh công tá quản lý, kiểm soát chất lượng hàng hóa, ngăn chặn sự trà trộn của các mặt hàng trôi nổi vào thị trường. Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định như nhãn mác rõ ràng, nguồn gốc xuất xứ
Hồng Nhung
Cùng chuyên mục
Bình luận