Thời trang 'mì ăn liền' (Phần 1): Kẻ thù không đội trời chung với môi trường

(Sóng trẻ) - Đứng thứ hai về mức độ gây ô nhiễm, không còn gì bàn cãi khi ta nói ngành may mặc, đặc biệt là thời trang nhanh chính là “hung thủ” huỷ hoại Mẹ thiên nhiên.

Khái niệm thời trang nhanh đã được định hình từ thập niên 1990, khi quần áo đã không còn được sản xuất theo mùa. Thời trang nhanh được yêu thích vì giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng và luôn được đổi mới theo tháng, theo tuần thậm chí là theo ngày. Điều này thoả mãn sức mua của người trẻ - đối tượng không có kinh tế vững vàng nhưng vẫn muốn “hợp mốt hợp thời”.

Ở Việt Nam, thời trang nhanh có chỗ đứng khá vững chắc sau cuộc đổ bộ của các ông lớn như Zara, H&M, Shein,… Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, những chiếc áo 20, 30 nghìn VNĐ trở nên “hút mắt” người tiêu dùng hơn bao giờ hết.

Chẳng biết từ bao giờ, thời trang nhanh trở thành “biểu tượng văn hoá” của thập niên 21. Lợi nhuận thu về đã giúp ngành công nghiệp này bước những bước tiến chưa từng có. Tuy nhiên, tỷ lệ thuận với sự phát triển đó là những tác hại khủng khiếp với môi trường.

Thời trang nhanh và những con số “kinh ngạc”

Thời trang nhanh gây ô nhiễm môi trường từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ. Một thống kê của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cho thấy lượng ngành may mặc chiếm 8 - 10% lượng khí thải carbon, cộng với 80 % năng lượng dành cho việc sản xuất vải.

Thời trang nhanh có thể rút ngắn thời gian sản xuất, đẩy nhanh tốc độ ra mắt nhưng làm chậm quá trình bảo vệ môi trường. Để có doanh thu khủng, nhiều thương hiệu sẵn sàng đánh đổi 2.650 lít nước để sản xuất một chiếc áo thun, 7.000 lít nước cho một chiếc quần jeans, đủ bằng lượng nước cho một người uống trong 13 năm. Theo UNCTAD, tương đương với nhu cầu của 5 triệu người, 93 tỷ m3 nước đã được ngành thời trang sử dụng hàng năm. Lượng nước này cộng lại bằng 32 triệu hồ bơi của các cuộc thi Olympic, một con số đáng để ta suy ngẫm.

Không chỉ dừng lại ở đó, 20% nước ô nhiễm trên toàn cầu có liên quan đến nhuộm vải. Cùng với microfiber (sợi vải siêu nhỏ) có thể đi qua nhà máy xử lý chất thải, làm tăng lượng nhựa trong nước biển, trở thành mối nguy hiểm đối sinh vật dưới nước. “Con sông không có cá” ở làng Sanganer, ngoại ô Jaipur của Ấn Độ là minh chứng rõ ràng nhất từ những ảnh hưởng của thời trang nhanh đến môi trường.

1604767588.jpg
“Con sông không có cá” ở làng Sanganer, ngoại ô Jaipur của Ấn Độ. 

Để làm ra một bộ quần áo ta cần nhiều chất liệu khác nhau, riêng cotton chiếm 40 %, sợi tổng hợp là 72%. Đây đều là các chất liệu có tác động xấu với môi trường. Ví dụ như cotton chỉ chiếm 2,4 % đất nông nghiệp trên thế giới nhưng đã tiêu thụ 10 % chất hoá chất và 25 % thuốc trừ sâu. Thêm nữa, sản xuất nilon tạo ra nitrous oxide, loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn CO2 tới 300 lần.

Thử hỏi, riêng với 30.000 sản phẩm mới mỗi tuần của Shein, số lượng cotton và nilon cần dùng là bao nhiêu? Một con số không thể thống kê được nhưng ta có thể khẳng định “Thời trang nhanh đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, khiến nguồn nước cạn kiệt và gia tăng hiệu ứng nhà kính vốn đã rất trầm trọng”.

“Áp lực” từ quần áo thừa

Sự lớn mạnh của thời trang nhanh đã thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Một số thống kê cho thấy trung bình một người năm 2014 sở hữu quần áo nhiều hơn năm 2000 là 60%, nhưng thời gian mặc chỉ còn 1/2 so với trước đây. Và cái giá ta phải trả cho sự lãng phí đó là “bãi rác quần áo của thế giới” ở sa mạc Atacama, Chile (Châu Phi) nơi mỗi tuần nhận đến 15 triệu quần áo cũ. Mỗi năm sẽ có 39 nghìn quần áo được tập kết ở đây, cả quần áo từ thiện lẫn quần áo “ế” từ các thương hiệu thời trang nhanh.

untitled_xaaj.png
Núi rác quần áo khổng lồ ở Chile (Châu Phi). 

 

Không phải quần áo từ thương hiệu thời trang nhanh nào cũng tốt, bạn có thể bỏ ra vài trăm cho một phông nhưng nó cũng rất dễ nhăn nhúm chỉ sau vài lần giặt, và điểm đến cuối cùng là bãi rác. Cứ như thế, hàng chục năm qua đã có bao nhiêu bãi rác như Atacama trên toàn thế giới? Và mất bao lâu để chúng có thể phân huỷ hoàn toàn? Đối với vải da là 50 năm, vải nilon: 30 - 40 năm, vải cotton: 2 - 8 tháng, phụ kiện cao su là 50 - 80 năm và quần áo tất len là 1 - 5 năm. Nhưng với tốc độ trung bình người Mỹ bỏ đi 37kg quần áo/năm thì con số này có thể lên đến hàng “vĩnh viễn”.

5f47c64bf31c8c69fbdccab1ac74d572.jpg
Làn sóng phản đối thời trang nhanh diễn ra ở nhiều nơi trên toàn thế giới. Ảnh: Getty images.

Phải chăng trước những sự thật “gây sốc” trên, đã đến lúc ta cần thay đổi. Liệu có phải vì mưu cầu cái đẹp mà con người đã phớt lờ đi sự thật “Thời trang nhanh đang huỷ hoại môi trường theo cách riêng của nó”. Và thời trang bền vững, thời trang xanh mới là tương lai của cuộc sống.

Lựa chọn là ở mỗi chúng ta nhưng hãy luôn nhớ rằng may mặc là ngành công nghiệp gây ô nhiễm lớn thứ 2 thế giới. Chúng ta có thể không cảm nhận những tác hại từ thời trang nhanh đến môi trường, nhưng thế hệ sau thì chắc chắn có đó.

Còn tiếp!

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN