Thu phí đầu năm học: Giáo viên không phải chủ nợ

(Sóng trẻ) – Vào đầu năm học mới không chỉ phụ huynh “tái mặt” với các loại phí phải đóng mà giáo viên cũng “đau đầu” vì khoản tiền này.

Giáo viên chủ nhiệm thường được coi là “cánh tay nối dài” của Ban giám hiệu. “Cánh tay” này có vai trò là người đốc thúc, nhắc nhở học sinh đóng các khoản tiền bắt buộc với nhà trường. Hàng tá các khoản như học phí, bảo hiểm, quần áo đồng phục hay phí vệ sinh,… đều dồn lên vai giáo viên chủ nhiệm.

e7ca7f658_1.jpg
Giáo viên chủ nhiệm thường được coi là “cánh tay nối dài” của Ban giám hiệu

Việc thu nhanh hay chậm, đủ hay thiếu đều được nhà trường đưa vào tiêu chí thi đua khen thưởng cho giáo viên cuối năm học. Đối với những giáo viên đóng đủ tiền của lớp sẽ được tuyên dương trước hội đồng. Tuy nhiên, với những trường hợp không đóng đủ sẽ thường xuyên bị nhắc nhở trong các cuộc họp.

Cô giáo N.T.M.L (Giáo viên tiểu học tại Thái Bình) bức xúc: “Nhà trường coi việc thu tiền là nhiệm vụ bắt buộc của giáo viên. Nhiều trường hợp học sinh “chây ì” không nộp hay xin rồi trót tiêu mất, mình đều phải bỏ tiền túi ra để đóng giúp các em cho kịp hạn của nhà trường. “Điệp khúc nộp tiền” trong đầu mỗi tiết học khiến mình cảm giác không khác gì đi đòi nợ các em”

Để học sinh nộp tiền đúng hạn, nhiều giáo viên còn bất đắc dĩ phải đưa ra các hình thức phạt cho trường hợp nộp muộn như nêu tên trước toàn trường, cho thôi học,… Đó là một công việc mệt mỏi, phiền toái và đầy áp lực nhưng thầy cô vẫn phải làm vào đầu mỗi năm học.

Thu xong tiền học đầu năm tưởng chừng đã bớt đi một gánh nặng. Song, hàng tháng giáo viên Tiểu học vẫn phải oằn mình để thu tiền học buổi 2. Đó là còn chưa kể các loại phí phát sinh như tiền ủng hộ người khuyết tật, tiền ủng hộ người dân vùng bão lũ,… Thế là ngày nào đến trường cũng phải nhắc nhở đốc thúc, thậm chí dọa dẫm. Thời gian phục vụ cho công tác thu tiềm chiếm không ít quỹ giờ dạy của thầy cô. 

e7ca7f658_2.png
Để học sinh nộp tiền đúng hạn, nhiều giáo viên còn bất đắc dĩ phải đưa ra các hình thức phạt cho trường hợp nộp muộn 

Cô giáo Mai Lan (Giáo viên tiểu học tại Hà Nội) chia sẻ: “Các thầy cô gió cũng chẳng sung sướng gì khi làm công việc này. Bọn mình cũng không nhận được bất cứ nguồn lợi nào cả. Thậm chí, nhiều trường hợp mình phải bỏ tiền túi đóng trước cho vài học sinh có hoàn cảnh khó khăn để lớp đạt chỉ tiêu. Thế nhưng nhiều khi thầy cô vẫn bị nghĩ là “ăn chặn” tiền của học sinh”.

Giáo viên chủ nhiệm nài công việc giảng dạy còn phải ôm thêm vai trò thủ quỹ chuyên đi vận động, đôn đốc thu các khoản tiền đặc biệt đã gây nên sự áp lực không nhỏ. Nó đã lấy đi rất nhiều thời gian giảng dạy. Nó làm hình ảnh thầy cô giáo trở nên thực dụng khi liên tục phải nói đến tiền. Đó là một gánh nặng thực sự!

Thúy Nga

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN