Tọa đàm “ Franz Kafka – Cuộc đời và Di sản"

(Sóng trẻ) - Ngày 24/3/2018 tại không gian văn hóa Đông Tây ( 99 Ngụy Như Kom Tum) đã diễn ra tọa đàm “ Franz Kafka – Cuộc đời và Di sản”, hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival Kafka 2018 tại Hà Nội nhằm kỉ niêm 135 ngày sinh Franz Kafka – một trong những nhà văn có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế kỉ XX.

Tham gia tọa đàm có sự tham dự của Đại sứ Cộng hòa Séc Vitezslav Grep , Diễn Đinh Bá Anh (người dịch cuốn sách “ Thư gửi bố” từ tiếng Đức sang tiếng Việt), Thạc sỹ tâm lý Phạm Lê Hoàng Minh, MC Nguyễn Nan (nhà sách Đông Tây) và đông đảo người yêu văn chương.

1f4ef49cd_anh_1.jpg

Đại Đại sứ Cộng hòa Séc Vitezslav Grep (áo kẻ) cùng diễn giả và thạc sỹ tâm lý học

Franz Kafka là nhà văn người Séc, viết văn bằng tiếng Đức. Cả cuộc đời ông là những thăng trầm về gia đình, sự nghiệp và cả tình yêu. Nhưng đáng chú ý nhất là sinh thời, người ta lại không biết đến Kafka như một đại văn hào mà khi ông mất đi chúng ta mới nhận ra điều đó.

1f4ef49cd_anh2.jpg

 Đông đảo khán giả đến lắng nghe các diễn giả chia sẻ

“Các tác phẩm “Lâu đài”, “Vụ án”, “Hóa thân”, “Thư gửi bố”… đều là những tác phẩm kinh điển mà nhà văn để lại cho nhân loại. Chưa có một nhà văn nào cùng thời dự cảm cho ta thấy rõ nỗi cô đơn, sự bất an của cái tôi, sự xa lạ của thế giới như trong những tác phẩm của Kafka. Đồng thời, các tác phẩm của ông rất sâu sắc và mang tầm ảnh hưởng sâu rộng đến những nhà văn hậu thế.” diễn giả Đinh Bá Anh chia sẻ.

1f4ef49cd_anh_3.jpg

 Diễn giả Đinh Bá Anh chia sẻ về Cuộc Đời và Di sản của Kafka

Trong suốt buổi tọa đàm cũng diễn ra những chia sẻ và thảo luận đi sâu vào con người cũng như các tác phẩm của Kafka giữa diễn giả và khán giả. Dưới góc độ tâm lý học, thạc sỹ Phạm Lê Hoàng Minh cho rằng; Franz Kafka là một con người với tính các đặc biệt vì vậy lối suy nghĩ trong văn chương của ông cũng rất đắc biệt, mà tiêu biểu ở tác phẩm “Thư gửi bố” ta thấy được cái chất kỳ quặc, nghe chừng phi lý nhưng chỉ là cách để dẫn đến chân lý.”

1f4ef49cd_anh_4.jpg

Thạc sỹ Nguyễn Lê Hoàng Minh đưa ra quan điểm trong tọa đàm

1f4ef49cd_anh_5.jpg

 Bạn Á (du học sinh Trung Quốc) nêu cảm nhận về tác phẩm “Hóa thân”

Thông qua buổi tọa đàm, những người yêu văn chương đã được tiếp cận và biết đến Franz Kafka với nhìn đa chiều. Và đồng thời, mở ra một cái nhìn toàn diện hơn nữa về “ông hoàng trên ngai vàng văn học thế giới” của độc giả Việt.

Sự kiện cuối cùng của Festival Kafka sẽ diễn với Hội thảo khoa học “ Kafka với nền văn học châu Á” tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn HN, 36 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân.

Thanh Xuân
 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN