Tọa đàm khoa học “Góp ý dự thảo đề cương chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành báo chí và thông tin”

(Sóng trẻ) – Chiều 4/10, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức tọa đàm “Góp ý dự thảo đề cương chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành báo chí và thông tin”. Tọa đàm nhận được 20 ý kiến đóng góp đến từ đại diện các trường đại học.

Tham dự tọa đàm có sự góp mặt của đại diện các đơn vị lãnh đạo, cán bộ, giảng viên trực thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bao gồm: PGS. TS. Phạm Minh Sơn - Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ tịch Hội đồng tư vấn khối ngành Báo chí và Thông tin; PGS. TS. Nguyễn Thị Trường Giang - Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn khối ngành Báo chí và Thông tin; TS. Nguyễn Thị Như Huế - Phó Trưởng ban Quản lý đào tạo; TS. Đinh Thị Xuân Hòa - Viện phó Viện Báo chí - Truyền thông;...

Về phía đoàn đại biểu các trường đại học, học viện, các cơ sở giáo dục đại học có sự hiện diện của các trường có đào tạo những chuyên ngành liên quan đến báo chí, thông tin và truyền thông như: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Học viện Ngoại giao; Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền Thông, Đại học Thái Nguyên; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP. HCM; Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh;...

Khai mạc hội thảo, PGS. TS Phạm Minh Sơn – Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền nêu lên tầm quan trọng và những thách thức mà báo chí và thông tin phải đối mặt trong đời sống xã hội hiện nay: “Hiện nay, các cơ quan báo chí đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ những nguồn thông tin mới, đồng thời phải thích ứng nhanh chóng của công nghệ và hành vi của công chúng”. Bài phát biểu cho biết, việc xây dựng một đề cương chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành báo chí và thông tin là một nhiệm vụ cấp bách và có ý nghĩa chiến lược trong thời buổi hiện nay.

thiet-ke-chua-co-ten-2024-10-05t002755-076.png
“Đề cương này không chỉ đơn thuần là một văn bản quy định về những nội dung, phương pháp đào tạo mà còn là kim chỉ nam định hướng cho sự phát triển của khối ngành báo chí và thông tin trong tương lai. Một đề cương chuẩn sẽ đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong đào tạo”, PGS. TS Phạm Minh Sơn khẳng định. (Ảnh: Ngọc Diệp)

 

Tiếp nối tọa đàm, PGS. TS Nguyễn Thị Trường Giang – Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền trình bày báo cáo đề dẫn. Bài báo cáo chỉ ra những yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực báo chí, thông tin và truyền thông bao gồm: kỹ năng nghiệp vụ sắc bén, tư duy phản biện sâu sắc và đạo đức nghề nghiệp trong sáng,...

Cùng trong bài phát biểu, PGS. TS Nguyễn Thị Trường Giang cho biết thêm: “Việc xây dựng và ban hành một đề cương chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành báo chí và thông tin là một bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực báo chí, truyền thông chất lượng cao”.

thiet-ke-chua-co-ten-2024-10-05t002808-988.png
Trong bài phát biểu, PGS. TS. Nguyễn Thị Trường Giang cũng chỉ ra những mặt hạn chế trong hệ thống đào tạo lĩnh vực báo chí, truyền thông ở nước ta như: chương trình đào tạo mang nặng lý thuyết, việc cập nhật kiến thức và kỹ năng mới còn chậm, sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các cơ quan báo chí và truyền thông còn hạn chế, thị trường lao động trong lĩnh vực báo chí và truyền thông đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ,... (Ảnh: Ngọc Diệp)

 

Tại tọa đàm, đại diện một số các trường đại học, học viện, các cơ sở giáo dục đại học có trên cả nước có những bài phát biểu, ý kiến đóng góp nhằm xây dựng chất lượng và hiệu quả chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành báo chí và thông tin. 

Đại diện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, TS. Phan Văn Kiền – Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí – Truyền thông có ý kiến đề xuất muốn thay đổi chữ “bằng Cử nhân” thành chữ “bằng Đại học”. Giải thích cho ý kiến trên, TS. Phan Văn Kiền cho biết, ông mong muốn tạo ra một hệ thống giáo dục và đào tạo mở, giúp các cơ sở giáo dục đại học có thể phát triển, nâng cao chất lượng chuẩn đầu ra cho sinh viên.

thiet-ke-chua-co-ten-2024-10-05t002823-456.png
"Trong bối cảnh liên ngành, xuyên ngành như hiện nay, một số trường đại học về kỹ thuật  đã bắt đầu mở chuyên ngành đào tạo cử nhân về thông tin, truyền thông hay ngôn ngữ,...Chúng ta cần phải thể hiện được vị thế là cơ sở đào tạo báo chí, thông tin và truyền thông hàng đầu cả nước”.(Ảnh: Ngọc Diệp)

 

Tiếp nối bài phát biểu của TS. Phan Văn Kiền , TS. Nguyễn Anh Tuấn – Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại Ngữ - Tin học TP Hồ Chí Minh chia sẻ rằng nhà trường vừa mở đào tạo ngành Quan hệ công chúng và tương lai sẽ mở thêm những ngành liên quan đến lĩnh vực thông tin, truyền thông. Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại Ngữ - Tin học TP Hồ Chí Minh khá hài lòng với bản dự thảo đề cương, tuy nhiên, ông lưu ý: “Chúng ta làm một đề cương chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học cho toàn quốc gia, vì vậy, đề cương cần sự tinh gọn hơn, tránh trường hợp không phù hợp với đặc thù riêng của từng trường”. Bên cạnh đó, việc đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao sẽ gây nhiều khó khăn trong quá trình kiểm định.

thiet-ke-chua-co-ten-2024-10-05t002900-786.png
 “Hiện nay, truyền thông chính thống đang gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với truyền thông mạng xã hội. Chúng ta cần đào tạo ra được những cử nhân, hay tương lai có thể là kỹ sư về truyền thông có khả năng, đấu tranh, đẩy lùi tin sai sự thật”, TS. Nguyễn Anh Tuấn bày tỏ mong muốn của bản thân. (Ảnh: Ngọc Diệp)

 

Đại diện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, TS. Trần Thị Yến Minh - Phó Trưởng Khoa Ngữ văn cho biết, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã có 16 năm kinh nghiệm giảng dạy khối ngành báo chí, truyền thông với 2 ngành: Báo chí và Quan hệ công chúng. Bà chia sẻ: “Chúng tôi nhận thấy, trong bản dự thảo đề cương chưa đề cập tới vị trí thỉnh giảng của các nhà báo, các chuyên gia truyền thông có kinh nghiệm hoạt động lâu năm. Trong khi đó, họ là đối tượng có khả năng đóng góp những tri thức, kỹ năng quan trọng trong việc đào tạo chuyên môn. Tuy nhiên, họ lại thiếu đi một vài tiêu chí, quy định đối với chức năng giảng viên”. TS. Trần Thị Yến Minh mong muốn được xem xét và bổ sung về lực lượng đào tạo sẽ có sự góp mặt của các nhà báo và chuyên gia truyền thông.

thiet-ke-chua-co-ten-2024-10-05t002917-410.png
Tọa đàm thành công tốt đẹp với nhiều ý kiến đóng góp từ các đại diện trường đại học, học viện, các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước. (Ảnh: Ngọc Diệp)

 

Kết thúc tọa đàm, toàn thể cán bộ, giảng viên và đại diện của các cơ sở giáo dục đào tạo đại học hy vọng có thể xây dựng được một khung chương trình đào tạo chuẩn cho lĩnh vực báo chí và thông tin để tạo ra một đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Cuộc đối thoại giữa quá khứ và hiện tại qua Triển lãm "Cảm thức Đông Dương"

Cuộc đối thoại giữa quá khứ và hiện tại qua Triển lãm "Cảm thức Đông Dương"

Tin nổi bật24 phút trước

(Sóng trẻ) - Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, Tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác: Cảm thức Đông Dương tại tòa nhà 19 Lê Thánh Tông trưng bày cụm các tác phẩm nghệ thuật tương tác độc đáo.

Ươm mầm sáng tạo qua Triển lãm tranh thiếu nhi “Mùa gió”

Ươm mầm sáng tạo qua Triển lãm tranh thiếu nhi “Mùa gió”

Tin nổi bật32 phút trước

(Sóng trẻ) - Sáng ngày 9/11, Triển lãm tranh thiếu nhi “Mùa gió” đã chính thức diễn ra tại Hành lang tầng 3, Cung Thiếu nhi Hà Nội.

Nhà hát Múa rối Hà Nội dự thi Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024

Nhà hát Múa rối Hà Nội dự thi Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024

Tin nổi bật15 giờ trước

(Sóng trẻ) - Tối ngày 8/11, tại sân khấu thủy đình Nhà hát Múa rối Hà Nội, vở rối nước đặc sắc “Hoàng thành Thăng Long” đã chính thức ra mắt, thu hút đông đảo khán giả đến thưởng thức. 

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN