Tọa đàm tâm lý: "Lối sống trong nhà hiện đại hay có hại?"
(Sóng trẻ) - Sáng 3/2, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra buổi tọa đàm tâm lý "Lối sống trong nhà: hiện đại hay có hại?". Buổi tọa đàm do các bạn lớp truyền hình 36A1, sinh viên khoa Phát thanh - Truyền hình tổ chức nhằm chia sẻ những thông tin thú vị từ các bác sỹ, chuyên viên tâm lý và diễn giả giới trẻ đến các đối tượng của dự án.
Hiện nay lối sống trong nhà đang diễn ra phổ biến ở giới trẻ, mọi người dành nhiều thời gian ở trong nhà hơn thời gian ra nài giao tiếp với mọi người và trải nghiệm với các thử thách của cuộc sống. Lối sống trong nhà đã tác động mạnh mẽ đến sức khỏe và tâm lý của mọi người. Vậy lối sống trong nhà có thực sự hiện đại hay đưa lại những tác hại đối với sức khỏe và tâm lý mỗi người?
Buổi tọa đàm có sự tham gia của bác sỹ Phạm Văn Hữu, chuyên viên tâm lý Nguyễn Huy Hoàng, diễn giả Đàm Thanh Tùng cùng các bạn học sinh, sinh viên đến từ nhiều trường Trung học phổ thông và Đại học khác nhau trên địa bàn Hà Nội.
Các khách mời trong buổi tọa đàm
Trong buổi tọa đàm, bác sỹ Phạm Văn Hữu chia sẻ: “Lối sống trong nhà không những ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh sản thấp hơn những người thường xuyên ra nài và vận động và tiếp xúc với mọi người. Không khí của chúng ta phải luôn được thay đổi, môi trường được thay đổi thường xuyên sẽ làm cho chức năng làm việc của mọi cơ quan trở nên tốt hơn, tâm lý sẽ luôn được thoải mái, vui vẻ”.
Bác sỹ Phạm Văn Hữu chia sẻ trong buổi tọa đàm
Sự phát triển của khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ đến lối sống trong nhà của giới trẻ. Sự hiện đại được thể hiện qua các ứng dụng mạng xã hội từ mua sắm, ăn uống đến tự chăm sóc sức khỏe bản thân mình. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh bên cạnh mình, tất cả mọi người đều có thể gọi đồ ăn, mọi thiết bị hiện đại đến với cuộc sống của mình.
Theo kết quả khảo sát 100 sinh viên ở các trường đại học hiện nay, trong đó có 63% chọn cách ở nhà ngủ, xem phim khi được nghỉ học, 21% sinh viên về quê thăm gia đình khi được nghỉ học và chỉ có 16% sinh viên lựa chọn cách ra nài vui chơi, tiếp xúc với bạn bè khi được nghỉ học, nghỉ làm.
“Trước tiên bạn cần phải xác nhận mình cần gì, hướng đi cho tương lai sau này như thế nào bạn mới cảm nhận được sự quan trọng của việc giao lưu với mọi người và đảm bảo cho mình một sức khỏe thật tốt. Tuổi trẻ chúng mình dành thời gian quá nhiều ở trong nhà thì không có lứa tuổi nào muốn ra nài thường xuyên hơn nữa” - Anh Đàm Thanh Tùng, diễn giả giới trẻ chia sẻ.
Buổi tọa đàm đã thu hút được sự quan tâm không những từ các bạn sinh viên mà còn từ các bạn học sinh trung học phổ thông. Kết quả buổi tọa đàm mang lại cho tất cả mọi người suy nghĩ tích cực hơn, hạn chế tình trạng thu hẹp bản thân trong phòng quá nhiều.
Buổi tọa đàm thu hút được sự quan tâm của những người khiếm thị đến tham dự
Sinh viên Nguyễn Thúy Hằng - Báo in 37 chia sẻ: “Em biết đến buổi tọa đàm này thông qua các phương tiện truyền thông, buổi tọa đàm mang ý nghĩa và nội dung thiết thực và sâu sắc đối với em và các bạn cùng lứa tuổi hiện nay. Sau buổi tọa đàm em sẽ thay đổi cách sống của mình, không phụ thuộc vào điện thoại và thường xuyên giao tiếp với mọi người nhiều hơn”.
Nguyễn Thị Liên - Truyền hình 36A1
Cùng chuyên mục
Bình luận