Tọa đàm trực tuyến: Sáng tạo ảnh báo chí trong thời đại kỹ thuật số

(Sóng trẻ) – Đúng 9h, tại hội trường B8.403, ban biên tập Sóng trẻ tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến về chủ đề: Sáng tạo ảnh báo chí trong thời đại kỹ thuật số. Với chia sẻ của Đại tá, nhà báo (NB) Nguyễn Minh Trường, buổi tọa đàm sẽ làm rõ sự tác động giữa công nghệ kỹ thuật số và ảnh báo chí diễn ra như thế nào? Nó đem lại những lợi ích – tác hại ra sao?

Công nghệ kỹ thuật số đã và đang trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ quá trình tác nghiệp của các phòng viên, nhà báo, đặc biệt là phóng viên ảnh. Việc sử dụng linh hoạt sự tiến bộ của công nghệ giúp họ có được những tác phẩm chất lượng tốt hơn, tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn đem lại hiệu quả cao trong công việc. 

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, sự cực đoan trong việc sử dụng công nghệ mới khiến cho nhiều phóng viên, nhà báo hiện nay quên mất một tiêu chí quan trọng nhất của báo chí nói chung và ảnh báo chí nói riêng, đó là: Sự thật! 

“Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không còn là sự thật” bởi vậy nếu không có sự thông minh trong quá trình sử dụng công nghệ, kỹ thuật số, các nhà báo phòng viên rất dễ mắc phải những sai lầm không đáng có.

Để có những hiểu biết sâu hơn về vấn đề này, BBT Trang tin Sóng Trẻ tổ chức buổi tọa đàm: “Sáng tạo ảnh báo chí trong thời đại kỹ thuật số” với sự tham gia của Đại tá – Nhà báo Nguyễn Minh trường, hiện là trưởng ban ảnh báo Quân Đội Nhân Dân.

9h00 buổi tọa đàm chính thức bắt đầu

9de1dcb45_i_4187.jpg
Đại diện trang tin điện tử Sóng trẻ tặng hoa cho khách mời - Đại tá, nhà báo Nguyễn Minh Trường
 
Cơ duyên nào đưa chú đến với nghề này? 

NB Nguyễn Minh Trường: Trước đây tôi không nghĩ mình sẽ làm báo. Nhưng có một cơ duyên là khi tôi ra trường cơ sở vật chất khó khăn, tôi có chút năng khiếu nghề nghiệp là chụp ảnh. Tôi chụp một số bức ảnh để trưng bày trong đơn vị. Cứ có dịp gì đó tôi lại chụp và gửi ảnh cho cấp trên làm ảnh trưng bày. Khi đó cấp trên phát hiện ra năng khiếu và theo dõi, quan tâm tôi.

Năm 1998, khi Học viện Báo chí và Tuyên truyền mở văn bằng 2, tôi quyết định tham gia học. Từ đó, cơ duyên đã dẫn tôi đến nghề này.

Phóng viên ảnh có được phép dàn xếp bối cảnh trước khi chụp hay không? Nếu có thì ở mức độ như thế nào? (Đinh Hà, Hà Tĩnh)

Có những bức ảnh cần phải dàn xếp, nhưng dàn xếp trên thực tế có thật. Ví dụ trong trường hợp các nguyên thủ Quốc gia đứng trò chuyện, những nhân vật chính đứng chưa ngay ngắn chúng ta có thể nhắc nhở các bác điều chỉnh. Chúng ta cần phải mạnh dạn trong điều đó để cho ra một khuôn hình đẹp.

Thưa bác, nhiều người cho rằng muốn chụp một bức ảnh đẹp thì phải có máy ảnh xịn, điều này có thực sự đúng không ạ? (Mỹ Huyền, Hà Nội)

NB Nguyễn Minh Trường: Máy ảnh là cái cần thiết. Đây là một trong những tiêu chí để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Điện thoại và máy ảnh cần phải song song, tuy nhiên trong nhiều trường hợp bắt buộc phải sử dụng máy ảnh thì chúng ta mới thu được những khung hình đẹp nhất.

Theo bác như thế nào gọi là bức ảnh không chất lượng trong một tác phẩm báo chí và nó ảnh hưởng như thế nào đến tác phẩm đó. (Oanh Lê – Hà Nội) 

NB Nguyễn Minh Trường: Ảnh không chất lượng là ảnh chụp bố cục không đẹp hoặc mất nét, nhìn không rõ ràng, không nổi được nhân vật chính. Hoặc những bức ảnh không làm nổi bật được sự kiện.

Ngày nay ảnh báo chí có xu hướng tăng tính nghệ thuật. Việc tăng tính nghệ thuật có làm thay đổi tính chân thực của bức ảnh hay không? (Ngân Phương - Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

NB Nguyễn Minh Trường: Không. Ảnh báo chí có tính nghệ thuật là một điều tuyệt vời và cực kì lý tưởng. Cùng một sự kiện nếu phóng viên chụp được góc tốt thì rất đẹp và hoàn hảo.

Nhiều tờ báo bị xử phạt hoặc bị kiện vì sử dụng ảnh không hợp lý. Anh đánh giá như thế nào về vấn đề pháp lý hoặc đạo đức thể hiện trên các bức ảnh báo chí hiện nay? (Minh An, Hà Nội)

NB Nguyễn Minh Trường: Điều này phụ thuộc vào đạo đức nghề nghiệp. Trong nhiều trường hợp viết bài nhưng không có ảnh hoặc lấy ảnh từ báo khác mà không chú thích nguồn. Chúng ta phải sử dụng ảnh phù hợp với nội dung và phải có nguồn gốc rõ ràng.

Theo bác như thế nào gọi là bức ảnh không chất lượng trong một tác phẩm báo chí và nó ảnh hưởng như thế nào đến tác phẩm đó. (Oanh Lê – Hà Nội) 

NB Nguyễn Minh Trường: Ảnh không chất lượng là ảnh chụp bố cục không đẹp hoặc mất nét, nhìn không rõ ràng, không nổi được nhân vật chính. Hoặc những bức ảnh không phải của sự kiện đó.

Nhiều phóng viên viết về mảng chân dung nhân vật nhưng lại sử dụng hình ảnh có sẵn, ảnh nhân vật cung cấp. Theo bác việc này có nên hay không? (Thu Hà – Hà Nội) 

NB Nguyễn Minh Trường: Thực ra đó cũng là giải pháp tình thế thôi. Một số phóng viên viết rất lười chụp ảnh. Trong nhiều trường hợp, khi đi viết về chân dung nhân vật, phóng viên không chụp được ảnh phù hợp hoặc điều kiện chụp ảnh không cho phép thì phải sử dụng ảnh nhân vật cung cấp. Tôi nghĩ cũng không cần quá khắt khe về điều này.

91217f289_i_4216.jpg
Nhà báo Nguyễn Minh Trường giải đáp thắc mắc của độc giả

Theo bác bên cạnh sự trung thực đâu là yếu tố thứ 2 trong ảnh báo chí? (Hữu Đức – Hà Nội)

NB Nguyễn Minh Trường: Trung thực hay không trung thực phụ thuộc vào cái tâm của nhà báo. Có những bức ảnh đánh lừa dư luận mà nhiều người không biết. Trong cuộc đời làm báo, sự gian dối sớm muộn sẽ bị phát hiện. Trong thời buổi kỹ thuật số có nhiều cái chúng ta có thể chỉnh sửa và không ai biết. Nhưng ảnh báo chí không được phép làm điều đó.

Sinh viên chúng cháu thường phải đi lấy tin ở các hội nghị, bác có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm chụp ảnh hội nghị được không ạ? (Nguyễn Hà)

NB Nguyễn Minh Trường: Nếu bình thường, ở những Hội nghị lớn chúng ta phải đăng ký trước và có thẻ tác nghiệp. Thậm chí những phóng viên có thẻ chưa chắc đã chọn được vị trí đẹp. Những thẻ VIP thông thường dành cho những phóng viên chuyên trách. Tuy nhiên, có vị trí đẹp không đồng nghĩa với việc sẽ có bức ảnh đẹp. Máy móc không tốt cũng có thể làm giảm chất lượng ảnh.

21e6f8b92_i_4254.jpg

Ảnh nghệ thuật thể hiện màu sắc, cá tính riêng của nhiếp ảnh gia. Vậy ảnh báo chí liệu có tồn tại điều đó hay không? (Ngân Hà – Hà Nội) 

NB Nguyễn Minh Trường: Ảnh nghệ thuật được phép nhưng đối với ảnh báo chí, sự trung thực là quan trọng nhất. Nhà báo nếu biết sắp xếp lựa chọn sẽ có bức ảnh hoàn hảo. Trong trường hợp, sự can thiệp có thể chấp nhận được. Điều này không ảnh hưởng đến ảnh báo chí

adb1b0e42_i_4240.jpg
Khán giả đặt câu hỏi cho khách mời

Sự phát triển của công nghệ hiện đại, các công cụ chỉnh sửa ảnh như photoshop có ảnh hưởng đến tính trung thực của một bức ảnh báo chí không? ([email protected])

NB Nguyễn Minh Trường: Cơ bản là ảnh hưởng. Tuy nhiên cũng có những sự can thiệp chấp nhận được như cắt cúp, chỉnh sửa sáng tối, chỉnh màu,... Nó sẽ giúp bức ảnh tốt hơn.

Trong quá trình công tác bác đã gặp trường hợp nào thiếu trung thực trong khi tác nghiệp ảnh báo chí chưa ạ? Bác đã phát hiện và xử lý hành động đó ra sao?  (Bạn Bùi Trang)

NB Nguyễn Minh Trường: Nhiều khi tôi cũng phải trả lại bài. Điều không trung thực này chỉ diễn ra trong một số trường hợp là ảnh giống nhau. Phóng viên nhiều khi nhầm lẫn ảnh đơn vị này lấy của đơn vị khác.

38361f3af_i_4258.jpg
Nhà báo Nguyễn Minh Trường trao quà cho tác giả có bức ảnh tốt nhất trong buổi giao lưu

Với chủ đề, một câu chuyện mà bản thân nó đã chứa đựng nhiều sự đau thương, phóng viên ảnh cần phải làm gì để vừa tái hiện được sự thật, vừa không tạo cảm giác quá bi kịch, quá sợ hãi cho người xem? (Việt Hà – Hải Phòng)

NB Nguyễn Minh Trường: Đôi khi chúng ta cần cân nhắc. Phải xem xét việc đăng tải những hình ảnh như vậy có ảnh hưởng đến tôn chỉ, mục đích của tờ báo hay không. Trên báo in, những hình ảnh thương tâm sẽ bị hạn chế. Ví dụ trong bão lũ có hình ảnh một dãy quan tài thì báo Quân đội nhân dân sẽ không cho phép đăng tải. Báo sẽ tập trung vào những hình ảnh khắc phục hậu quả của cơn bão.

72b87defc_i_4267.jpg

Ban tổ chức chụp ảnh kỉ niệm với khách mời

Mặc dù vẫn còn rất nhiều những câu hỏi của độc giả chưa được giải đáp nhưng do thời lượng chương trình có hạn, BBT sẽ gửi lại những thắc mắc này đến khách mời và tiếp tục cập nhật trên trang web.


Xin chân thành cảm ơn khách mời Đại tá - nhà báo Nguyễn Minh Trường đã dành thời gian giao lưu và chia sẻ nhiều điều hữu ích tới độc giả của Sóng Trẻ. Cảm ơn Th.s Trần Thị Phương Lan và nhà báo Phạm Quý Trọng đã đồng hành, tư vấn và hướng dẫn BBT thực hiện thành công chương trình này. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi, quan tâm và ủng hộ chương trình.

BBT Sóng trẻ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN