Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa từ thiện - Của cho không bằng cách cho”

(Sóng trẻ) – Vào 14 giờ chiều ngày 30/11, trang tin điện tử Sóng Trẻ tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Văn hóa từ thiện - Của cho không bằng cách cho” tại Ocean Studio số 59 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. 

“Của cho không bằng cách cho, văn hóa từ thiện cũng cần phải học, cho làm sao để người nhận không có cảm giác được ban ơn, bố thí”. Hiện nay, văn hóa từ thiện cũng là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trên các diễn đàn, mạng xã hội. Nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh chủ đề này bởi lẽ một hoạt động từ thiện không chỉ là văn hóa mà nó còn là thước đo văn minh của cá nhân, tổ chức và đất nước.

Trong thời gian gần đây, đại dịch COVID 19, thảm họa thiên tai miền Trung đã khơi dậy trong cộng đồng tinh thần dân tộc, tình nghĩa đồng bào. Hoạt động này được phổ biến với nhiều hành động đáng quý, đáng trân trọng. Xuyên suốt các thời điểm trong năm, phong trào “Người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện, ngành ngành làm việc thiện” được phổ biến trên cả nước, cụ thể như hỗ trợ bác sĩ tuyến đầu chống dịch, hỗ trợ người mất việc làm, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại sau lũ… 

[Official Trailer] Giao lưu trực tuyến: “Văn hoá từ thiện: Của cho không bằng cách cho"

Một trong những thực tế được nhiều người phản ánh trong quá trình hoạt động từ thiện vừa qua đó chính là văn hóa khi làm từ thiện. Nhiều người quyên góp quần áo từ những thứ không còn dùng được hoặc lỗi thời, đồ ăn hết hạn sử dụng để phân phát cho người nghèo… Điều này làm tổn thương sâu sắc đến nhiều người dân ở vùng lũ, vì chính họ là những người giàu lòng tự trọng và rất dễ tổn thương.

Phát biểu tại kỳ họp quốc hội vừa qua, Đại biểu Nguyễn Thị Xuân Thu – Chủ tịch Hội chữ thập đỏ Việt Nam đã thẳng thắn chỉ rõ: “Của cho không bằng cách cho, văn hóa từ thiện cũng phải học, cho làm sao để người nhận không có cảm giác ban ơn bố thí. Nhận làm sao để người cho cảm thấy vui và hạnh phúc”.

Vì vậy, Ban biên tập Sóng Trẻ tổ chức chương trình tọa đàm “Văn hoá từ thiện - Của cho không bằng cách cho”, tạo diễn đàn thu nhận các ý kiến đóng góp về xây dựng văn hoá làm từ thiện trong cộng đồng.

Khách mời của tham dự tọa đàm gồm: 

TS. Nguyễn Thị Hồng – Giảng viên cao cấp, Nguyên Phó trưởng Khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nguyễn Ánh Hồng - Nguyên Trưởng khoa Văn hoá và Phát triển - Học viện Báo chí và Tuyên truyền 
Chị Nguyễn Thị Hạnh – Phó Đoàn thiện nguyện viên trẻ, đại diện Hội sự nghiệp từ thiện Minh Đức tại Hà Nội.
Chị Hoàng Thị Hồng Hạnh – Phó Đoàn thiện nguyện viên trẻ, đại diện Hội sự nghiệp từ thiện Minh Đức tại Hà Nội.

Sóng trẻ mong nhận được ý kiến đóng góp từ độc giả tại điạ chỉ: [email protected].

Xin chân thành cảm ơn!

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN