Trải lòng của các sĩ tử 2k6 khi kỳ thi THPT Quốc gia tới gần

(Sóng trẻ) - Chỉ còn 3 tháng nữa, các sĩ tử 2006 sẽ bước vào kì thi tốt nghiệp THPT 2024. Đây cũng chính là thời điểm các thí sinh bắt đầu chạy đua trong cuộc chiến ôn luyện.

Là năm cuối cùng của thế hệ học sinh học Chương trình giáo dục phổ thông 2006 thi tốt nghiệp THPT, điều này khiến sự khốc liệt cùng áp lực được đặt lên vai các sĩ tử lớn hơn bao giờ hết. Năm nay, kỳ thi THPT Quốc gia cũng như những kỳ thi riêng của các trường đại học đều được tổ chức theo khung thời gian, cùng nội dung và hình thức thi tương đối ổn định so với năm ngoái. Điều này nhằm giúp thí sinh có thể chủ động trong công tác học tập và ôn luyện của mình. 

Dồn dập các kỳ thi

Các kỳ thi có thể kể đến như đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của các trường Đại học lớn, hay các kỳ thi lấy chứng chỉ IELTS, SAT, TOEIC... cũng như kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ nối tiếp nhau từ đầu năm nay cho tới tháng 7/2024. Học sinh cuối cấp hiện tại cần tập trung hết sức để chuẩn bị cho guồng quay liên tục giữa các kỳ thi căng thẳng.

img_8709.JPG
Các thí sinh năm nay đã bắt đầu tham gia vào các kỳ thi riêng. (Ảnh: HUST)

Năm 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ tổ chức dự kiến 6 đợt thi với số lượng đăng ký 84 nghìn lượt và thời gian mở cổng đăng ký bắt đầu vào ngày 18/2/2024. Trước đó, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng chính thức công bố lịch 6 đợt thi Đánh giá tư duy năm 2024 kéo dài từ tháng 12/2023 cho tới đầu tháng 6/2024. 

Theo nhận định cả các chuyên gia, đề thi đánh giá năng lực được xây dựng theo định hướng đánh giá khả năng suy luận, tổng hợp, phân tích. Vì vậy, các thí sinh giữ lối tư duy theo dạng học thuộc, học tủ sẽ khó có thể hoàn thành tốt bài thi. 

Không chỉ áp lực về việc chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia, các kỳ thi khác cũng được tổ chức với mật độ dày đặc, đòi hỏi thí sinh cần lựa chọn những kỳ thi phù hợp với định hướng của mình cũng như có phương pháp ôn tập hiệu quả cho từng kỳ thi. 

Đẩy mạnh việc tự ôn luyện

Bạn Kim Thoa, học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Xiển cho biết: “Để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, ngay từ đầu năm lớp 12, mình đã tự đăng ký học những lớp luyện đề chuyên sâu. Đồng thời, mình cũng tự học qua các bài giảng trên mạng của những thầy cô giáo có tên tuổi cùng việc tập trung các bài giảng trên lớp”.

Giống như bao sĩ tử khác, Kim Thoa cũng miệt mài chiến đấu cùng lượng kiến thức lớn trong các kì thi. (Ảnh: NVCC)
Giống như bao sĩ tử khác, Kim Thoa cũng miệt mài chiến đấu cùng lượng kiến thức lớn trong các kì thi. (Ảnh: NVCC)

Thu Hiền (Bắc Giang) có nguyện vọng xét tuyển vào khối ngành y dược, vậy nên bạn đã tự ý thức được tầm quan trọng của việc tự học từ năm lớp 11. Hiền chia sẻ, bản thân đã tham gia kì thi Đánh giá tư duy và sắp tới, bạn sẽ tiếp tục tham gia kì thi Đánh giá năng lực nhằm tăng cơ hội cho bản thân mình trong việc xét tuyển vào các trường đại học.

Định hướng việc ôn tập qua công tác tư vấn tuyển sinh

Trong ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp vừa qua, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã lần đầu tiên tổ chức thi mô phỏng kì thi Đánh giá tư duy. Kì thi thử này giúp các thí sinh nắm rõ được kết quả của mình và có phương pháp ôn tập hiệu quả, nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong lần thi chính thức của mình. 

Nhiều thí sinh đăng ký tham gia thi thử kì thi Đánh giá tư duy tại ngày hội tuyển sinh. (Ảnh: Huệ Chi)
Nhiều thí sinh đăng ký tham gia thi thử kì thi Đánh giá tư duy tại ngày hội tuyển sinh. (Ảnh: Huệ Chi)

Tham gia kì thi thử, Phương Thảo (Hà Nam) cho biết: “Mình khá bất ngờ trước kết quả của bản thân. Trong đợt thi sắp tới vào tháng 6, mình nghĩ bản thân cần siết chặt lại thời gian biểu để việc ôn tập hiệu quả hơn”. 

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Giáo dục & Đào tạo, thí sinh cần hiểu rõ các kỳ thi riêng có định hướng vào các lĩnh vực khác nhau. Song, các sĩ tử cũng cần chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ để luôn vững vàng trong quá trình ôn thi đầy áp lực và thách thức.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN