Trải nghề cùng “Nhà báo điều tra”

(Sóng trẻ) - “Bạn sẽ không tìm thấy trong cuốn sách này những trào lưu báo chí, những quan điểm to tát. Chỉ là những câu chuyện nghề của một nhà báo khi thực hiện các bài điều tra.” Lời chia sẻ mở đầu của nhà báo Đức Hiển (Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh) trong cuốn “Nhà báo điều tra” đã nói lên toàn bộ nội dung của cuốn sách.

Qua từng câu chuyện, tác giả giúp người đọc hiểu thêm “hậu trường” của những bài điều tra được đăng trên báo. Mỗi mẩu chuyện đem đến cho độc giả, đặc biệt những người mê làm báo điều tra các kinh nghiệm để thực hiện tuyến bài điều tra.

068d68b72_anh_1.jpg

Bìa cuốn sách “Nhà báo điều tra”

Đằng sau những bài báo lên trang

Đằng sau mỗi bài báo lên trang là biết bao công sức của người thực hiện, có thể của một nhà báo hoặc cả một ekip. Từ khâu duyệt đề tài cho đến kế hoạch thực hiện đều được bàn bạc kĩ trước khi nhà báo thực hiện một tuyền bài điều tra. Từ mẩu chuyện “Người đi kiện cố cùng” đến câu chuyện nhập vai vào trung tâm bảo trợ xã hội hay chuyện bị từ chối hợp tác, mỗi chuyện mà Đức Hiển kể lại không chỉ cho ra những kinh nghiệm làm báo mà để người đọc còn thấy rằng viết một bài điều tra không hề đơn giản. 

Nhà báo cùng các đồng nghiệp có lẽ không thể quên những ngày kiên trì trong trung tâm bảo trợ xã hội để tìm hiểu cuộc sống ở đó với đầy nguy hiểm rình rập. Quá trình nhập vai hiểm hóc cùng sự can đảm, các nhà báo lúc ấy cho ra được loạt bài “Tận đáy xã hội”. Độc giả tán dương bài báo nhưng không phải ai cũng biết các nhà báo đã đánh đổi những gì để có được những con chữ quý giá ấy.

Nguy hiểm đúng nghĩa, gian nan đúng nghĩa. Thậm chí sau khi tác phẩm còn là câu chuyện của lương tâm, của pháp luật. Dù thế, nhà báo Đức Hiển vẫn khẳng định trong cuốn sách: “Nhuận bút thấp, công tác phí thấp thì ai dám đầu tư cho cả loạt bài, có khi tư liệu mất hàng năm trời? Mỗi bài phóng sự mất cả tháng trời đi thực tế thì để thời gian ấy viết hai chục cái tin với tổng nhuận bút lớn hơn bài phóng sự, có nhẹ nhàng hơn không? Cứ trả lương thế này thì tòa soạn đừng mơ có bài hay, bài độc quyền! Đó là những câu mà mỗi ngày chúng ta vẫn thường nghe. Những lý do trên không sai, nhưng nó cũng là chỗ dựa để bao biện cho mình khi kém tài năng, thừa lười biếng và thiếu khao khát nghề nghiệp!”

Điều làm nên một tác phẩm báo chí điều tra

Tạo ra một tác phẩm báo chí điều tra, điều đầu tiên vẫn là ý tưởng đề tài, cách làm để thuyết phục cơ quan duyệt đề tài. Thực hiện đề tài là bước gian truân nhất. Bài được đăng là lúc trái trên cây đã chín. Thế nhưng, đăng bài đã là xong câu chuyện? Hay phía sau đó còn những điều gì. Nhà báo Đức Hiển với góc nhìn và kinh nghiệm của mình lần lượt đưa người đọc trải nghiệm từ câu chuyện này đến câu chuyện kia để biết rằng làm nên tác phẩm báo chí điều tra không hề đơn giản.

068d68b72_anh_2.jpg

Tác giả Đức Hiển

Đức Hiển rất tinh tế khi đưa câu chuyện “phương pháp que diêm” để nói về cách báo cáo đề tài. Làm thế nào để bạn có thể trình bày nhanh, đầy đủ về một vấn đề chỉ trong thời gian một que diêm cháy? Tác giả trích lại lời nói của Clas Thor – giảng viên người Đan Mạch để gợi mở về cách báo cáo đề tài: “Một phóng viên giỏi sẽ biết cách nói ngắn nhất nhưng vẫn đủ dữ kiện để sếp đưa ra một quyết định.”

Khi nhà báo thực hiện một tuyến bài, không chỉ cần nhiệt huyết, bản thân cần có đủ bản lĩnh, kiến thức về pháp luật, thu thập đủ bằng chứng để có thể bảo vệ mình trong mọi tình huống. Những câu chuyện điều tra ly kì nhà báo kể lại sẽ khiến người đọc khó lòng rời mắt khỏi trang sách.

“Thắp que diêm hãy nghĩ đến cháy rừng. Dự kiến những phản ứng từ nhiều phía sau khi đăng là điều phải tính toán ngay từ lúc khởi động một tuyến bài điều tra và cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định đăng tải nó.” Đức Hiển chia sẻ trong cuốn sách về phản ứng sau khi đăng bài bằng câu chuyện của loạt bài liên quan đến hối mại quyền thế. Dù nhận được phản hồi tốt của độc giả, lượng báo phát hành tăng thế nhưng nhà báo lại bị đe dọa bởi những nhân vật bị nói đến trong tác phẩm. Nhà báo phải có đủ bản lĩnh, trí thông minh và bằng chứng đanh thép mới có thể bảo vệ bản thân và bài điều tra.



Cuốn sách được thiết kế đơn giản, cách thức trình bày cũng như câu chữ giản dị như chính con người tác giả. Người đọc sẽ cuốn theo những con chữ bởi cách viết cuốn hút và chân thành của nhà báo. Với những ai đam mê báo chí, cuốn sách “Nhà báo điều tra” không thể thiếu trên kệ sách của mình.


Nam Hà

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN