Trải nghiệm "Tết Mông xuống phố" giữa lòng Thủ đô

(Sóng trẻ) - Ngày 8/1, chương trình “Tết Mông xuống phố” diễn ra tại Đại học Văn hóa Hà Nội nhằm quảng bá nét văn hóa đặc trưng của người Mông, đồng thời tạo điều kiện giao lưu cho các thành viên trong cộng đồng dân tộc này.

Chương trình được tổ chức bởi nhóm Hành động vì sự phát triển của người Mông (Action for Hmong Development – AHD) phối hợp cùng Ban liên lạc sinh viên Mông Hà Nội, với sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường ISEE. Chương trình còn nhận được sự tài trợ từ Doanh nghiệp xã hội Sapa O’Chau, công ty du lịch thân thiện Việt Nam – Amica Travel.

 
Video: Trải nghiệm "Tết Mông xuống phố" giữa lòng Thủ đô


f96ff12e1_1.jpg


Chương trình thu hút sự tham dự của đông đảo sinh viên và cộng đồng người Mông tại Hà Nội cũng như những người yêu thích văn hóa dân tộc Mông

“Tết Mông xuống phố” là sự kiện thường niên của cộng đồng người Mông đang sinh sống và học tập tại Hà Nội. Sự kiện nhằm quảng bá những nét văn hóa đặc trưng của người Mông đến bạn bè và các cộng đồng dân tộc khác. 

Ban tổ chức đã chuẩn bị suốt một thời gian dài để có thể tái hiện sinh động không gian Tết truyền thống, nhằm mang lại những trải nghiệm văn hóa độc đáo cho khách tham quan.

Đến với Tết Mông xuống phố 2017, khách tham quan được hòa mình vào không khí đón xuân năm mới của người Mông, cùng chơi các trò chơi dân gian như: ném pao, cù quay, đánh yến,… Nhiều gian hàng bày bán các loại trang phục và ẩm thực đặc trưng (thổ cẩm Bắc Hà, bánh dày, mèn mén).

f96ff12e1_2.jpg
Các bạn trẻ vừa ném pao, vừa trò chuyện với nhau để làm quen

Điểm đặc biệt của chương trình năm nay là các không gian sinh hoạt của người Mông được dựng lên, thu  hút sự chú ý của nhiều khách quan. Qua sự hướng dẫn của các nghệ nhân đến từ huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) và Sơn La, khách tham quan có thể hiểu hơn cách người Mông vẽ sáp ong và thổi kèn.

f96ff12e1_3.jpg
 Cô Hờ Thị Chư đến từ Mù Cang Chải giới thiệu vẽ sáp ong

f96ff12e1_4.jpg
Làm bánh giầy truyền thống của người Mông

f96ff12e1_5.jpg
Gian hàng thổ cẩm với những sản phẩm đẹp mắt
Bạn Giàng Thị Kía (người dân tộc Mông ở Hà Giang, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: “Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa với các bạn trong cộng đồng mình. Bởi hiện nay có nhiều phong tục đang dần bị lãng quên, phần lớn chỉ có người già là còn biết đến những phong tục này. Sự kiện Tết Mông xuống phố diễn ra giúp các bạn trẻ có thể hiểu và yêu thêm văn hóa của dân tộc mình”. 

Vẻ đẹp của người con gái Mông được tôn vinh với phần thi “Nữ sinh Mông thanh lịch” (Nkauj Hmoob Vam Meej). Qua phần thi ứng xử của 13 cô gái tài năng gắn với các câu hỏi về văn hóa dân tộc Mông, người xem có sự nhìn nhận đúng đắn hơn về các phong tục đặc trưng của dân tộc này.

28baad90b_6.jpg
Các thí sinh chuẩn bị trước khi thi tài Nữ sinh Mông thanh lịch


28baad90b_7.jpg
Thí sinh với phần thi năng khiếu

Với các bạn sinh viên Mông, đây là cơ hội để gặp gỡ, giao lưu với các thành viên khác trong cộng đồng mình; thậm chí còn là dịp để các bạn làm quen với những người thuộc dân tộc khác, quốc tịch khác – những người có sự hứng thú với văn hóa dân tộc Mông.

Anh Khang A Tủa, đại diện Ban tổ chức chia sẻ: “Trong quá trình tổ chức bọn mình gặp rất nhiều khó khăn, nhưng mình vẫn cảm thấy may mắn nhiều hơn vì cộng đồng bọn mình có sự kết nối rất tốt; và mọi người trong cộng đồng người Mông đều rất ủng hộ bọn mình. Cộng đồng không chỉ ủng hộ về vật chất, mà hơn hết, điều quý giá nhất mà bọn mình nhận được đó là sự ủng hộ về tinh thần.

Chúng mình luôn đau đáu về văn hóa, đau đáu về cuộc sống của người Mông. Do đó, bọn mình tìm đến với nhau, làm việc với nhau. Bọn mình rất tin là mọi nền văn hóa đều có tính bình đẳng và kết nối với nhau, chứ không có tính hơn nhất. Sự so sánh về văn hóa là so sánh khập khiễng. Muốn hiểu về mỗi nền văn hóa thì hãy hiểu một cách toàn thể, hãy hòa nhập vào như một thành viên của cộng đồng ấy. Mình tin là nếu ai cũng có một tâm thế sẵn sàng như thế thì chúng ta sẽ có một xã hội công bằng hơn và mọi người sẽ nhìn nhận về nhau với cái nhìn tích cực hơn”.

28baad90b_8.jpg
Anh Khang A Tủa, trưởng nhóm Action for Hmong Development

Hoài Phương- Đào Phương
ĐPT K34

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN