Tràn ngập sách photo trong thế giới sinh viê
(Sóng Trẻ) - Đã từ lâu, trong tiềm thức của nhiều người, cuộc sống sinh viên gắn liền với nhà trọ, cơm bụi, công việc làm thêm… nhưng giờ đây cần bổ sung vào danh sách ấy một đề mục nữa là sách photo. Nó đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong thế giới sinh viên.
Bề nổi của vấn đề
Hầu như xung quanh tất cả các trường đại học, cao đẳng đều có những quán photocopy luận văn, tiểu luận, đề án… Chúng mọc lên san sát, dày đặc như nấm sau mưa và luôn trong tình trạng nhộn nhịp, tấp nập, nhất là vào dịp đầu năm học mới. Thậm chí nhiều cửa hàng còn làm cả một cuốn danh mục, sinh viên chọn sách và có luôn sách photo ngay chốc lát.
Điển hình là con đường Trần Đại Nghĩa (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) gần trường ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Bách Khoa và ĐH Xây dựng. Đếm sơ sơ, tôi đã thấy có khoảng 30 cửa hàng liền kề, nối tiếp nhau, nhiều nhất ở gần cổng trường ĐH Kinh tế quốc dân. Những chiếc bàn lớn đặt giữa cửa hàng bày la liệt các loại sách photo giáo trình các môn từ đại cương đến chuyên ngành như Quân sự chung, Triết học, Lịch sử, Toán cao cấp, Tin học, Bảo hiểm, Kế toán quốc tế, Bảo hiểm, Kiểm toán, Marketing du lịch…
Ở đây, sách photo được chia làm hai loại: một loại được đóng bìa vàng/hồng/xanh khổ A4 hoặc A5 và loại còn lại được photo giống như sách gốc bình thường. Khi mới nhìn ai cũng ngỡ tưởng chúng là sách thật.
Có cung ắt phải có cầu, đó là quy luật tất yếu của cuộc sống. Có thể nói nhu cầu dùng sách photo của sinh viên là rất lớn. Vào đầu năm học, nài những khoản chi tiêu bắt buộc như học phí, tiền trọ, đồng phục… sinh viên phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua sách giáo trình. Vì lí do kinh tế, rất nhiều bạn đã mua sách photo thay vì sách gốc. Nhìn vào chồng sách của Dinh (sinh viên năm cuối Học viện Ngân hàng), tuy đã đoán trước nhưng tôi vẫn không khỏi ngạc nhiên khi 99% số sách là sách photo cả A4 lần A5. Tuy nhiên, tất cả những điều đó chỉ là bề nổi của vấn đề.
Những “tảng băng” ngầm
Một quy luật bất thành văn là “của rẻ là của ôi”. Nại trừ về mặt giá thành thấp hơn, sách photo thua kém sách gốc về mọi mặt: chất lượng, lưu trữ, giá trị thẩm mĩ. Sách photo giấy xấu, mờ chữ, mất chữ, mất nhiều đoạn, dễ bị quăn mép, khó cất giữ. Nhưng hầu hết tất cả sinh viên đều chọn loại sách này. Liệu nguyên nhân có phải chỉ là tiền bạc? Thưa không, hoàn toàn không phải.
Trước hết, có một thực tế là nhiều sách rất khó mua bởi đã xuất bản từ lâu hoặc lưu hành nội bộ. Cụ thể, ở lớp tôi, lớp báo mạng K31 (Học viện báo chí và tuyên truyền) thầy giáo môn Lý luận Văn học khuyên cả lớp tìm đọc tập phóng sự “Sự đời” của Vũ Hữu Sự nhưng chẳng ai tìm được. Cuối cùng, lớp phải mượn thầy để đi photo. Hay như Bạn Trang, khoa Luật, ĐH Quốc gia HN bày tỏ: “Sách giáo trình của khoa tớ in nội bộ. Các thầy chỉ in một số lượng xác định thôi, sinh viên khóa sau phải tự đi photo”.
Những chồng sách photo hệt như sách gốc
Thứ hai, cốt lõi của vấn đề nằm trong hai từ “truyền thống”, truyền thống của khoa, truyền thống của trường. Mà những cái thuộc về truyền thống, tức là được thực hiện, áp dụng bởi nhiều người thì đều khó thay đổi, khó bỏ. Nó có sức mạnh vô hình bắt tất cả những người đi sau phải tuân thủ một cách tự nhiên nhất, coi đó là chuyện bình thường nhất. Đã thành thông lệ, ở trường ĐH Hà Nội, sinh viên đăng kí mua sách giáo trình với lớp trưởng, rồi nộp danh sách lên nhà trường. Hằng (khoa tiếng Trung) và Thanh (khoa tiếng Nhật) cho biết tất cả sách của họ đều là sách photo. Và chẳng ai trong lớp có ý định làm khác cả.
Thứ ba, nguyên nhân xuất phát từ cá nhân. Nhiều bạn có thói quen gạch xóa, làm bài trực tiếp vào sách nên mua sách photo cho đỡ tiếc hay “sách dùng một kì rồi bỏ nên chẳng tội gì mua sách gốc đắt tiền” - bạn Khanh, ĐH Công nghiệp bày tỏ.
Vô phương cứu chữa?
Vấn đề sách photo phổ biến trong giảng đường hết sức nan giải và phức tạp bởi nó đã trở thành thói quen của đại đa số sinh viên. Tuy nhiên, việc này cần phải được thu hẹp về quy mô và số lượng bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới người khác (vi phạm bản quyền, không kích thích tác giả viết sách…) mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân chúng ta. Trước hết, dùng sách photo giấy xấu không gây hứng thú cho người học, khó lưu trữ và quan trọng hơn, rất có thể sau này, chính chúng ta sẽ trở thành những người viết sách và tất nhiên, chẳng có tác giả nào lại muốn đứa con tinh thần của mình bị sao chép một cách vô tội vạ cả.
Thế nên, đối với sinh viên, các bạn nên mượn sách thư viện. Theo quy định, sách giáo trình có thể được mượn trong 1 kì. Thật là một công đôi việc: vừa không mất tiền, vừa tận dụng chức năng của thư viện!
Còn đối với các nhà xuất bản, họ cũng nên có chính sách giảm giá cho sinh viên. Thà bán sách giảm giá còn hơn để sách “mọc rêu” vì không bán được còn sinh viên phải đi photo, tác giả thu ít tiền nhuận bút!
Đặng Thị Hương
Lớp Báo mạng K31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bề nổi của vấn đề
Hầu như xung quanh tất cả các trường đại học, cao đẳng đều có những quán photocopy luận văn, tiểu luận, đề án… Chúng mọc lên san sát, dày đặc như nấm sau mưa và luôn trong tình trạng nhộn nhịp, tấp nập, nhất là vào dịp đầu năm học mới. Thậm chí nhiều cửa hàng còn làm cả một cuốn danh mục, sinh viên chọn sách và có luôn sách photo ngay chốc lát.
Điển hình là con đường Trần Đại Nghĩa (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) gần trường ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Bách Khoa và ĐH Xây dựng. Đếm sơ sơ, tôi đã thấy có khoảng 30 cửa hàng liền kề, nối tiếp nhau, nhiều nhất ở gần cổng trường ĐH Kinh tế quốc dân. Những chiếc bàn lớn đặt giữa cửa hàng bày la liệt các loại sách photo giáo trình các môn từ đại cương đến chuyên ngành như Quân sự chung, Triết học, Lịch sử, Toán cao cấp, Tin học, Bảo hiểm, Kế toán quốc tế, Bảo hiểm, Kiểm toán, Marketing du lịch…
Ở đây, sách photo được chia làm hai loại: một loại được đóng bìa vàng/hồng/xanh khổ A4 hoặc A5 và loại còn lại được photo giống như sách gốc bình thường. Khi mới nhìn ai cũng ngỡ tưởng chúng là sách thật.
Có cung ắt phải có cầu, đó là quy luật tất yếu của cuộc sống. Có thể nói nhu cầu dùng sách photo của sinh viên là rất lớn. Vào đầu năm học, nài những khoản chi tiêu bắt buộc như học phí, tiền trọ, đồng phục… sinh viên phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua sách giáo trình. Vì lí do kinh tế, rất nhiều bạn đã mua sách photo thay vì sách gốc. Nhìn vào chồng sách của Dinh (sinh viên năm cuối Học viện Ngân hàng), tuy đã đoán trước nhưng tôi vẫn không khỏi ngạc nhiên khi 99% số sách là sách photo cả A4 lần A5. Tuy nhiên, tất cả những điều đó chỉ là bề nổi của vấn đề.
Những “tảng băng” ngầm
Một quy luật bất thành văn là “của rẻ là của ôi”. Nại trừ về mặt giá thành thấp hơn, sách photo thua kém sách gốc về mọi mặt: chất lượng, lưu trữ, giá trị thẩm mĩ. Sách photo giấy xấu, mờ chữ, mất chữ, mất nhiều đoạn, dễ bị quăn mép, khó cất giữ. Nhưng hầu hết tất cả sinh viên đều chọn loại sách này. Liệu nguyên nhân có phải chỉ là tiền bạc? Thưa không, hoàn toàn không phải.
Trước hết, có một thực tế là nhiều sách rất khó mua bởi đã xuất bản từ lâu hoặc lưu hành nội bộ. Cụ thể, ở lớp tôi, lớp báo mạng K31 (Học viện báo chí và tuyên truyền) thầy giáo môn Lý luận Văn học khuyên cả lớp tìm đọc tập phóng sự “Sự đời” của Vũ Hữu Sự nhưng chẳng ai tìm được. Cuối cùng, lớp phải mượn thầy để đi photo. Hay như Bạn Trang, khoa Luật, ĐH Quốc gia HN bày tỏ: “Sách giáo trình của khoa tớ in nội bộ. Các thầy chỉ in một số lượng xác định thôi, sinh viên khóa sau phải tự đi photo”.
Những chồng sách photo hệt như sách gốc
Thứ hai, cốt lõi của vấn đề nằm trong hai từ “truyền thống”, truyền thống của khoa, truyền thống của trường. Mà những cái thuộc về truyền thống, tức là được thực hiện, áp dụng bởi nhiều người thì đều khó thay đổi, khó bỏ. Nó có sức mạnh vô hình bắt tất cả những người đi sau phải tuân thủ một cách tự nhiên nhất, coi đó là chuyện bình thường nhất. Đã thành thông lệ, ở trường ĐH Hà Nội, sinh viên đăng kí mua sách giáo trình với lớp trưởng, rồi nộp danh sách lên nhà trường. Hằng (khoa tiếng Trung) và Thanh (khoa tiếng Nhật) cho biết tất cả sách của họ đều là sách photo. Và chẳng ai trong lớp có ý định làm khác cả.
Thứ ba, nguyên nhân xuất phát từ cá nhân. Nhiều bạn có thói quen gạch xóa, làm bài trực tiếp vào sách nên mua sách photo cho đỡ tiếc hay “sách dùng một kì rồi bỏ nên chẳng tội gì mua sách gốc đắt tiền” - bạn Khanh, ĐH Công nghiệp bày tỏ.
Vô phương cứu chữa?
Vấn đề sách photo phổ biến trong giảng đường hết sức nan giải và phức tạp bởi nó đã trở thành thói quen của đại đa số sinh viên. Tuy nhiên, việc này cần phải được thu hẹp về quy mô và số lượng bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới người khác (vi phạm bản quyền, không kích thích tác giả viết sách…) mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân chúng ta. Trước hết, dùng sách photo giấy xấu không gây hứng thú cho người học, khó lưu trữ và quan trọng hơn, rất có thể sau này, chính chúng ta sẽ trở thành những người viết sách và tất nhiên, chẳng có tác giả nào lại muốn đứa con tinh thần của mình bị sao chép một cách vô tội vạ cả.
Thế nên, đối với sinh viên, các bạn nên mượn sách thư viện. Theo quy định, sách giáo trình có thể được mượn trong 1 kì. Thật là một công đôi việc: vừa không mất tiền, vừa tận dụng chức năng của thư viện!
Còn đối với các nhà xuất bản, họ cũng nên có chính sách giảm giá cho sinh viên. Thà bán sách giảm giá còn hơn để sách “mọc rêu” vì không bán được còn sinh viên phải đi photo, tác giả thu ít tiền nhuận bút!
Đặng Thị Hương
Lớp Báo mạng K31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận