Triết học là khoa học về sự thông thái!
(Sóng trẻ) - Chúng tôi đã có cuộc trò truyện cùng cô Đặng Thị Duyên cựu giảng viên của trường Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền, người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy bộ môn triết học.
PV: Là một nhà giáo đã từng có đóng góp nhiều trong sự nghiệp giảng dạy bộ môn triết học thì cô có suy nghĩ như thế nào về một bộ phận không nhỏ sinh viên trong các trường đại học hiện nay ngày càng học kém và không thích bộ môn triết học.
Cô Đặng Thị Duyên: Khi bắt đầu đi học để làm thầy - giảng viên môn triết học tôi là một người làm chuyên nghành kỹ thuật. Ban đầu thì tôi cũng cảm thấy băn khoăn lo lắng cho nghề sắp tới của mình. Và một người thầy dạy triết học cho tôi đã từng nói với tôi rằng : “ Nếu người học không thích học triết học là do người giảng dạy đó không tốt chứ không phải bản thân triết học không hay. Vì triết học là khoa học về sự thông thái ”. Và trong thực tế khi giảng dạy bộ môn này thì tôi thấy rằng một số bộ phận sinh viên hiện nay không thích học môn này. Nguyên nhân là do cảm nhận cảm tính của họ qua dư luận xã hội trong giới sinh viên. Còn phần nhiều sinh viên vẫn có năng lực học tập tốt, khả năng tư duy khái quát cao.
PV: Vậy theo cô bộ môn triết học có tác động như thế nào đến suy nghĩ và cuộc sống của sinh viên hiện nay?
Cô Đặng Thị Duyên: Triết học nói chung, đặc biệt là triết học Mác Xít. Nó là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi khoa học khác. Triết học là môn khoa học mang tính trìu tượng nhưng không phải vì thế mà nó xa rời cuộc sống. Nó giúp con người ( trong đó có sinh viên) có suy nghĩ nhân thức khoa học trong cuộc sống. Khi đã có suy nghĩ, nhận thức đúng họ sẽ có hành động đúng, sống có ý nghĩa, có ích hơn với mình và với mọi người, xã hội. Triết học thực sự có ý nghĩa lớn với cuộc sống vì nó dạy người ta cách làm “người”.
PV:Và để học tốt được bộ môn triết học thì theo cô các bạn sinh viên hiện nay cần phải tích lũy hay ren luyện cho mình những yếu tố gì?
Cô Đặng Thị Duyên: Để học tập tốt được bộ môn này thì theo quan điểm của bản thân tôi cần thiết phải có 4 yếu tố quan trong sau:
Thứ nhất: Sinh viên cần phải có nền tảng tri thức của tất cả các môn học khác mà họ đã tĩnh lũy được qua hệ thống học phổ thông. Tức là họ phải có năng lực học tập tốt, khả năng tư duy tốt.
Thứ hai: Học là phải tư duy, liên hệ. Không học vẹt, học đến đâu là phải hiểu ngay và hiểu càng sâu sắc hơn nữa những nguyên lý triết học.
Thứ ba: Học là phải biết khái quát toàn bộ hệ thống chương trình từ đó rút ra những nguyên tắc chung nhất của mỗi nguyên lý triết học. Bởi bản thân triết học là một hệ thống các nguyên lý có mối liên hệ không tách rời nhau. Do đó nắm chắc tri thức của nguyên lý này giúp ta nắm chắc nguyên lý khác. Cho nên bỏ qua nguyên lý trước thì không thể hiểu hết được nguyên lý sau.
Thứ tư: Trong qua trình học tập luôn vận dụng những nguyên lý triết học vào thực tiễn cuộc sống. Gắn triết học với đời sống thường ngày với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của mỗi sinh viên. Triết học rất trìu tượng nhưng cũng rất cụ thể.
Cảm ơn cô đã tham gia cuộc phỏng vấn!
Nguyễn Hằng- Lâm Hoa
Báo mạng điện tử K31
Cùng chuyên mục
Bình luận