Trong tương lai, trí tuệ nhân tạo có thể thay thế nhân lực Báo chí?

(Sóng trẻ) - Sáng 13/4, Talkshow "Trí tuệ nhân tạo trong hoạt động báo chí" được tổ chức trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc 2022 đã đem đến những góc nhìn mới về sức ảnh hưởng của công nghệ tới báo chí nói chung và những người làm nghề báo nói riêng.

Buổi Talkshow được tổ chức bởi câu lạc bộ STV, trực thuộc khoa Phát thanh - Truyền hình Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Dưới sự dẫn dắt của MC Hồng Hạnh và chia sẻ chân thành của diễn giả Đặng Hải Lộc, những thắc mắc về sức ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo đến báo chí trong thời điểm hiện tại và cả tương lai dần được giải đáp.

9e745e45169fd8c1818e.jpg
Diễn giả Đặng Hải Lộc là cựu sinh viên khóa 28 Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Anh từng cộng tác tại Đài Truyền hình Việt Nam với vai trò phóng viên, biên tập viên công nghệ. Đồng thời, anh cũng là Nhà sáng lập AIV Group - một startup trong lĩnh vực ứng dụng trí tuệ nhân tạo, blockchain vào đổi mới báo chí, truyền thông tại Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Thúy).

 

Trước câu hỏi về sự phát triển của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực báo chí ngày nay, diễn giả Đặng Hải Lộc chia sẻ: “Có thể thấy, tự động hoá, nhân rộng, xử lý thông tin,... là những khả năng mà con người không thể thay thế AI. Điều này được thể hiện rõ thông qua loạt ứng dụng công nghệ trong hoạt động báo chí như: Thuật toán về giới thiệu nội dung (1994), Gợi ý từ khoá (2004),...".

"Trong 5 năm trở lại đây, trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết và chiếm vị trí quan trọng trong các hoạt động báo chí, đặc biệt với sự xuất hiện của thuật ngữ "báo chí robot". Đây là "công cụ" quen thuộc của các nhà báo trong quá trình sản xuất tin, bài", diễn giả nhấn mạnh thêm.

Theo đó, với sự hỗ trợ của "báo chí robot", việc tìm kiếm đề tài và thu thập, xử lý dữ liệu đầu vào của phóng viên trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, chúng có khả năng đồng sáng tạo tác phẩm báo chí bằng cách gợi ý từ khóa, phân tích cú pháp câu từ,... "Báo chí robot" cũng cho phép độc giả tiếp cận nhanh hơn với thông tin và đưa ra đánh giá về chất lượng của tác phẩm. 

Bàn về mối liên kết chặt chẽ giữa báo chí và trí tuệ nhân tạo, diễn giả Đặng Hải Lộc chia sẻ: "Báo chí là một trong những ngành ứng dụng đầu tiên và nhiều nhất các thành tựu công nghệ. Những chiếc máy in đầu tiên đã cho ra đời các ấn phẩm báo in, công nghệ truyền thanh giúp phát triển báo phát thanh, tương tự với báo truyền hình, chúng trở nên phổ biến nhờ TV và đài truyền hình. Sự phát triển không ngừng của công nghệ sẽ dẫn đến sự ra đời của nhiều loại hình báo chí mới".

Dự đoán về xu hướng phát triển của báo chí trong tương lai, anh Lộc cho rằng: “Sự phát triển của mạng xã hội sẽ dẫn đến hiện tượng bùng nổ thông tin, bất kỳ ai cũng có thể trở thành người đưa tin. Báo chí trong tương lai sẽ ngày càng gia tăng sự tham gia của trí tuệ nhân tạo, điển hình như việc báo chí dữ liệu đang trở thành một trong những loại hình chủ đạo. Chúng dựa vào việc phân tích dữ liệu thay vì đánh giá, giải quyết vấn đề theo ý kiến chủ quan".

img_0097.JPG
Trước sự phát triển không ngừng của công nghệ, anh Lộc nhấn mạnh, tất cả nhân sự trong mọi ngành nghề, lĩnh vực đều phải làm quen với việc cộng tác cùng trí tuệ nhân tạo, báo chí cũng không là ngoại lệ. Dù chưa thể thay thế hoàn toàn con người nhưng trí tuệ nhân tạo có khả năng hỗ trợ người làm báo trong các công việc nhàm chán, mất nhiều thời gian để họ tập trung vào những công việc đòi hỏi nhiều sáng tạo hơn. (Ảnh: Nguyễn Thúy).

 

Giải đáp thắc mắc của sinh viên về thách thức mà trí tuệ nhân tạo đặt ra cho những người làm báo trong tương lai, diễn giả Đặng Hải Lộc nhấn mạnh: "Đến năm 2030, 50-70% nhân sự phải thay đổi vì trí tuệ nhân tạo, không còn các khái niệm công việc trọn đời và các công việc yêu cầu kỹ năng chuyên môn thấp sẽ dần bị thay thế bởi công nghệ. Tuy nhiên, riêng với lĩnh vực báo chí, trí tuệ nhân tạo không phải mối đe dọa mà là cơ hội. Chúng ta nên suy nghĩ theo hướng tích cực hơn, thay vì lo lắng, những người làm báo cần xem mình đã chuẩn bị gì cho cơ hội ấy".

Theo diễn giả, để biến thử thách thành cơ hội, người làm báo cần trang bị cho mình tư duy xử lý dữ liệu, học hỏi thêm các kiến thức cơ bản về công nghệ, chuyển từ tư duy làm tác phẩm báo chí sang tư duy sản xuất sản phẩm báo chí để giải quyết vấn đề được đặt ra. Bên cạnh đó, việc trang bị các kỹ năng về quản trị dự án, tham khảo ý kiến công chúng,... cũng cần được chú trọng và phát triển.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN