Truyền hình thực tế Việt Nam - thừa hay thiếu?

(Sóng trẻ) - Hàng loạt các chương trình Truyền hình thực tế (THTT) ồ ạt ra mắt khán giả trong những năm trở lại đây với mục đích mang lại cho người xem những món ăn tinh thần bổ ích. Tuy nhiên, nhiều đến vậy, đã thực sự đủ? 

Thừa lượng… 

Số lượng các chương trình THTT ở Việt Nam hiện nay đã lên tới con số 50 và chiếm trọn khung giờ vàng trên sóng truyền hình. THTT nói chung chia làm 2 mảng chính: các cuộc thi và các bộ phim ghi hình trước. Ở Việt Nam, các cuộc thi chiếm đại đa số trên sóng truyền hình. Dễ dàng liệt kê hàng loạt các chương trình như: Giọng hát Việt, Thần tượng  m nhạc Việt Nam, Ngôi sao Việt, Nhân tố bí ẩn, Tìm kiếm tài năng Việt Nam, Thử thách cùng bước nhảy, Vũ điệu xanh, Bước nhảy hoàn vũ,… Nói như vậy không có nghĩa các bộ phim ghi hình trước không có chỗ đứng tại Việt Nam. Quay lại năm 2008, “Hành trình kết nối những trái tim” đã thu hút một lượng lớn người xem, tuy nhiên chương trình dừng phát sóng vào năm 2012. Hiện tại, “Bố ơi! Mình đi đâu thế?” là một trong số ít những chương trình nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả truyền hình. Mảng cuộc thi tập trung quá nhiều chương trình với nội dung na ná nhau – đều là tìm kiếm tài năng âm nhạc Việt gây nhàm chán cho khán giả. Trong khi đó, mảng phim ghi hình đang đạt hiệu quả truyền thông cao lại khá khiêm tốn về số lượng.

Sau sự thành công của các bản gốc trong lĩnh vực tìm kiếm tài năng, một loạt các chương trình với format tương tự tập trung vào đối tượng trẻ em ồ ạt ra đời, tiêu biểu là “Giọng hát Việt nhí”, “Bước nhảy Hoàn vũ nhí”, “Gương mặt thân quen nhí”,… Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt và học tập của trẻ. Hơn nữa, các em đang trong độ tuổi phát triển nên việc phải chịu nhiều sức ép dư luận khi bước chân vào showbiz quá sớm sẽ khiến tâm lý thiếu ổn định. Cùng với đó là việc sử dụng trẻ em để quảng cáo cho chương trình diễn ra khá thường xuyên. Điển hình là “Giọng hát việt nhí” và “Bước nhảy hoàn vũ nhí” đã sử dụng hoàn cảnh sống khó khăn của các em để thu hút dư luận.

Chiêu trò là cách cuối cùng để các nhà sản xuất lôi kéo được người xem. Xuất hiện lần đầu vào năm 2012, “Giọng hát Việt” đổ bộ vào Việt Nam đã gây nên một “cơn bão” lớn với khán giả bởi những tài năng ca hát thực sự khiến tỉ suất người xem chương trình tăng cao kỷ lục. Hiện nay, để đáp ứng thị hiếu ngày một cao của khán giả và nâng cao sức cạnh tranh của chương trình, nhà sản xuất không ngần ngại tìm mọi cách xây dựng kịch bản và “ép” nó trở nên tự nhiên. Đây cũng là thực trạng chung của THTT ở Việt Nam hiện nay. 1001 tình huống dở khóc dở cười đã diễn ra, từ thí sinh nói xấu ban giám khảo, các thí sinh tố nhau gian lận, thí sinh thảm họa, cố ý khoe thân đến lộ kết quả chương trình... Đặc biệt, chuyện tình cảm của các thí sinh luôn là miếng mồi nn cho dư luận. Điển hình là chuyện tình giữa Hương Giang Idol và bạn đồng hành trong “Cuộc đua kỳ thú 2014” hay 2 cặp thí sinh trong “Người Mẫu Việt Nam 2014”. Sau những scandal này, sức hút của chương trình ngày càng nóng, giá quảng cáo trong khung giờ tăng cao ngất ngưởng. Các chiêu trò diễn ra ngày càng nhiều, khán giả thì “ngộ độc”, “bội thực”, nhà sản xuất thì thu bội tiền.


84bff0fdf_anh1.jpg
Người mẫu Việt Nam 2014 PR đủ mọi cách trên cả báo chí lẫn kênh truyền thông riêng của mình 


Thiếu chất…

Một điều đáng nói ở đây là hầu hết các chương trình THTT hiện nay ở nước ta đều được mua bản quyền của nước nài - vậy - phải chăng các chương trình gắn mác "Made in Vietnam" không tạo được sự hấp dẫn cho người xem? “Sao Mai điểm hẹn” từng là món ăn tinh thần của  mỗi khán giả truyền hình vào những năm 2006, với hàng loạt những cái tên nổi tiếng như Hà Anh Tuấn, Tùng Dương, Phương Linh, Ngọc Khuê. Thế nhưng, sau sự xuất hiện của “Thần tượng  m nhạc 2007”, hay “Giọng hát Việt 2012” – các chương trình nhập nại với format hiện đại, hấp dẫn hơn, “Sao Mai điểm hẹn” gần như mất đi vị trí của mình dù chất lượng thí sinh có phần nhỉnh hơn hai chương trình kia. Nài “Sao Mai” và “Sao Mai điểm hẹn”, các chương trình THTT nước nhà có lẽ vẫn còn một chặng đường dài phải đi để đuổi kịp tốc độ phát triển của THTT nhập nại.

Thí sinh và ban giám khảo là hai nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự thành bại của chương trình, đặc biệt đối với các cuộc thi tìm kiếm tài năng như “Giọng hát Việt”, “Bước nhảy hoàn vũ”, “Người mẫu Việt Nam”… Về phía thí sinh, chất lượng ngày càng không được như mong đợi. Sau 5 mùa tìm kiếm, Người mẫu Việt Nam không còn đào tạo được những gương mặt xuất sắc như Trang Khiếu, Hoàng Thùy của những ngày đầu. Giọng hát Việt mùa thứ 2 tẻ nhạt với sự mất hút của quán quân Vũ Thảo My sau khi đăng quang. Về phần Ban giám khảo, có lẽ những người yêu THTT đã quá nhẵn mặt với các gương mặt “thân quen” - như Khánh Thy, Trần Ly Ly ở Bước nhảy Hoàn vũ, Huy Tuấn ở Vietnam t Talent, thậm chí có vài vị còn đảm nhiệm một lúc 3-4 “sô” ở mọi thể loại tìm kiếm tài năng như Lê Hoàng, Hoài Linh. Đành rằng, họ là những người có khả năng để ngồi vào ghế nóng nhưng những màn tung hứng đã trở nên cũ kỹ cùng với mật độ phủ sóng dày đặc khiến người xem khó tránh khỏi nhàm chán.


84bff0fdf_anh2.jpg
Khánh Thi (thứ 2 từ trái sang) là giám khảo “ruột” của Bước nhảy hoàn vũ từ nhữung ngày đầu cho tới nay


Kết

Dù thừa, dù thiếu, THTT vẫn là một món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người xem Truyền hình. Các nhà đài cần cân đối giữa chất lượng và số lượng của các chương trình THTT, để từ đó có thể phục vụ người xem một cách tốt hơn, vì suy cho cùng, THTT sinh ra cũng chỉ vì mục đích giải trí.

Hải Long – Minh Thu
Báo mạng điện tử K33
Ảnh: Internet

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN