Truyện tranh Nhật Bản: Con sâu đục phá tâm hồn?
(Sóng trẻ) - Đứng trước sự tràn lan của các văn hóa phẩm không lành mạnh từ Nhật Bản, cụ thể là truyện tranh Nhật Bản, thế hệ trẻ Việt Nam đang đứng trước nguy cơ ngày càng lún sâu vào “thế giới ảo” này và khó có thể dứt ra được nếu không có những biện pháp mạnh tay xử lý.
Manga là một cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa. Đây là thể loại truyện phổ biến, chiếm lĩnh thị trường toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam. Sức hấp dẫn của nó đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là các em thiếu nhi là không thể phủ nhận nhưng bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, những mặt trái của thể loại truyện này đã rấy lên hồi chuông báo động về những tác động tới tâm lý, hành động của các em.
Sự tràn lan của truyện tranh Nhật Bản “bẩn”
Chỉ cần gõ tìm kiếm trên mạng Internet với từ khóa “truyện tranh Nhật Bản” thì ngay lập tức có 1,030,000 kết quả trong vòng 0.2 giây hiện ra nhằm phục vụ nhu cầu tìm kiếm của người đọc. Các trang web cung cấp truyện đều có tiêu đề rất hấp dẫn: “Truyện tranh Nhật Bản mới nhất”, “Truyện tranh Nhật Bản đang hot”…vô cùng bắt mắt người đọc. Hầu hết tất cả trong số chúng đều là những website cho tải truyện miễn phí. Thậm chí còn xuất hiện “nhan nhản” những trang web mang tính chất phản cảm như “Đọc truyện tranh 18+”, “Truyện tranh Nhật Bản được xem nhiều nhất (có 18+)”…
Trên mạng đầy rẫy những trang web khơi gợi trí tò mò như thế này (Ảnh chụp màn hình)
Những văn hóa phẩm này đều chứa đựng cốt truyện và hình ảnh gợi dục, trong đó nói về những mối quan hệ tình yêu ngang trái như giữa anh em ruột, tình tay ba tay tư...với những hình ảnh các nhân vật ăn mặc gợi cảm, thiếu vải có hành vi không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Hàng loạt các bộ truyện tranh xuất xứ từ xứ sở hoa anh đào đều có yếu tố khiêu dâm, đây là yếu tố được nhận định là đã một phần tạo nên thành công của ngành công nghiệp mangan khổng lồ của Nhật Bản.
Những hình ảnh hở hang xuất hiện với tần suất dày đặc trong mangan (Nguồn: Internet)
Trẻ em Việt Nam ngày càng lún sâu vào manga
Đối với những tâm hồn non nớt của trẻ nhỏ, truyện tranh Nhật Bản có sức hút mãnh liệt vô hình. Nó khơi dậy trí tò mò, lòng trắc ẩn của con người. Có thể khẳng định rằng, người lớn cũng rất khó có thể kháng cự được sức hấp dẫn đó. Điều này đối với trẻ nhỏ lại càng trở nên khó khăn hơn, nhất là trong thời kỳ xã hội vô cùng phát triển, kéo theo đó là sự lơ là của người lớn trong việc chăm lo, nuôi dạy con cái.
Chị Lan Anh, đang sinh sống tại Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: “Con gái chị học lớp 4 tại trường tiểu học Thực Nghiệm rất mê truyện tranh Nhật Bản đặc biệt là “Shin – Cậu bé bút chì”. Hàng ngày cháu dành hàng tiếng đồng hồ để đọc truyện và có những hành vi, lời nói rất lạ, bắt chước y hệt trong truyện.”
Theo lời tâm sự hồn nhiên của một cậu bé học lớp 4, tại một trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội kể rằng: “Em đọc truyện manga và hentai nhiều rồi. Bố mẹ em đều không biết, chỉ có anh của em học đang lớp 10 biết việc em đọc truyện nhưng không hề cấm vì chính anh em cũng đọc.” (Hentai là một trong hai thể loại truyện tranh của Nhật Bản có nhiều “cảnh nóng”)
Trẻ em Việt Nam tiếp xúc rất nhiều với truyện tranh Nhật Bản (Nguồn: Internet)
Một blogger với nickname “omegavnn” nhận xét rằng: “Thanh niên 9x và 10x ngày nay rất hời hợt trong việc đọc truyện và chọn truyện. Chỉ là nghe bạn khen hay thì đọc, đọc có cái để tám thôi chứ chẳng để làm gì cả. Chỉ cần truyện có tình yêu ngang trái, tay ba tay tư…,nhân vật “kool” là xem. Mình thực sự nghĩ điều này là rất xấu và các bậc phụ huynh có con nhỏ cần lưu ý.”
Giải pháp nào hiệu quả nhất?
Bạn Nguyễn Tài Đức, sinh viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy khi được hỏi về vấn đề này cho biết: “Theo mình, trẻ con bây giờ đọc truyện tranh có nội dung nhạy cảm là điều bình thường vì đây có thể coi như một hình thức giáo dục giới tính cho các em. Nhưng dĩ nhiên phải có mức độ phù hợp. Mọi chuyện chỉ trở nên tồi tệ khi chúng bắt chước những gì xảy ra trong truyện.”
Từ tháng 6/2014, Nhật Bản đã ban hành lệnh cấm tàng trữ hình ảnh khiêu dâm trẻ em, tuy nhiên lại không áp dụng cho phim hoạt hình hoặc truyện tranh. Có thể thấy rõ rang rằng, Nhật Bản “nửa chừng” trong việc ban lệnh cấm các văn hóa phẩm không lành mạnh vì nhiều lý do khác nhau. Còn ở Việt Nam, thể loại này hiện đang lưu hành dưới hình thức sách truyện lậu, hay trôi nổi trên Internet…khiến các cơ quan chức năng không thể kiểm soát hết được.
Cô Hạ Thị Lan Phi, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á khẳng định rằng: “Các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến việc học tập và giải trí của con em mình, cần phải hiểu truyện tranh không chỉ đến với các em qua loại hình tài liệu sách mà qua những hình thức khách như Internet…cần có biện pháp phát hiện, ngăn chặn cái xấu trước khi quá muộn.”
Một câu hỏi lớn đang đặt ra trước mắt các cơ quan chức năng là làm thế nào để giải quyết triệt để những hậu quả của truyện tranh Nhật Bản gây ra. Những chỉ như vật là chưa đủ. “Con sâu đục phá tâm hồn” các em chỉ thực sự biến mất khi có sự giám sát, săn sóc cẩn thận từ gia đình, bố me, người thân.
Hồng Nhung
Báo Mạng điện tử K33
Cùng chuyên mục
Bình luận