Tục cúng lễ đầu xuân của người Thái ở Thường xuâ

(Sóng trẻ) - Hãy cùng tìm hiểu về tục cúng đầu năm mới của một gia đình người Thái Đen ở huyện miền núi Thường Xuân phía tây của tỉnh Thanh Hóa để thấy được nét đẹp trong văn hóa và cách lưu giữ những tinh hoa truyền thống người dân tộc của nơi đây.

Sau một năm làm việc vất vả, bữa cơm đầu năm là dịp để cho con cháu có dịp báo cáo thành quả  trong năm với ông bà tổ tiên mời ông bà về ăn tết cùng con cháu, là dịp để anh em gặp gỡ trò chuyện sau một năm tất bật với ruộng đồng và mưu sinh. 

Nài những món phổ  thịt gà, thịt lợn, cá nướng, xôi, và một số món ăn dân tộc truyền thống của người Thái như “pho” (một món ăn truyền thống của người Thái được làm từ cá sông, gạo, và cây chuối), “móc” và bánh ít… Bàn để đựng thức ăn cho mâm cúng chính được xắp xếp rất cẩn thận với 7 lớp lá chuối xanh ở dưới tiếp đó là 7 lớp lá chuối đã đồ chín. Điểm đặc biệt là chỉ có người con dâu trong nhà mới được sắp xếp đồ trong mâm cúng đầu xuân.

572ce87f1_20140131_13.20.42.jpg
Tục xếp lá mâm cỗ của người Thái

Sau khi đã bày xong lớp lá lên bàn, mọi người trong gia đình tiếp tục bày các đồ cúng lên mâm các thứ như thịt gà luộc, thịt lợn, cá nướng, xôi… Mâm cỗ cúng phải được xắp xếp theo thứ tự: hình tròn ở giữa là đĩa thịt gà to, xung quanh là xôi và các loại cá thịt và đồ ăn truyền thống của người dân tộc Thái đen. Theo quan niệm của người Thái: mâm cỗ càng đầy, càng nhiều thì chứng tỏ con cái trong năm qua làm ăn khấm khá, có của ăn của để.
 
0a2e341c3_20140131_13.27.11.jpg
Mâm cỗ của người Thái

Sau khi bày xong mâm cỗ, người sắp cỗ khéo léo kéo lá lên che đi thức ăn trên mâm cỗ, sau đó cắm các queđũa dài lên trên. Các que đũa dài được cắm rất khéo léo xung quanh mâm. Sau khi mâm cúng chính đã được bày xong thì các con cháu tiếp tục bày chén rượu xung quanh mâm và bày các mâm cúng phụ.

0a2e341c3_20140131_13.41.46.jpg
Mâm cỗ được gài đũa cẩn thận.

Tổ tiên gia đình ông Lương Văn Phương - một gia đình người Thái đen sống tại xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân - trước đây có những người làm nghề thợ săn và nghề vẽ tranh nên trong các mâm cúng có hai mâm riêng để cúng hai ông thợ săn và thợ vẽ. Trên mâm cỗ có một cây súng giả tượng trưng và kéo cùng giấy vẽ thể hiện sự nhớ ơn của con cháu đến ông bà tổ tiên.

Khi mâm cúng đã dọn xong người bố của ông Phương là ông Lương Văn Ổn bắt đầu nghi lễ cúng đầu xuân, ông cúng lễ bằng tiếng của người dân tộc Thái đen, bài cúng là ông kể lại những việc đã làm trong một năm qua, kể lại những điều đã đạt được của con cháu, những gì chưa đạt được trong năm cũ, mời ông bà tổ tiên về ăn tết với con cháu và phù hộ cho con cháu một năm mới mạnh khỏe thành đạt làm được lúa nhiều gạo…

0a2e341c3_20140131_15.11.32.jpg
Nghi lễ cúng đầu xuân

Khi mâm cúng đã được cúng xong, các con cháu trong nhà sẽ tập trung để vái những người lớn tuổi. Đây được gọi là lệ “mừng tuổi” với mong muốn trong năm mới ông bà, cha mẹ sẽ luôn mạnh khỏe để sông lâu cùng con cháu.

Ông Phương cho biết trong làng hiện nay chỉ còn một vài gia đình còn giữ đầy đủ các nghi lễ cúng đầu xuân. Bà Hà Thị Luyện - vợ ông Phương cho biết: bà cảm thấy rất tự hào về truyền thống phong tục của dân tộc mình. Bà sẽ dạy cho con cháu cách chuẩn bị cỗ dạy cho về phong tục để thế hệ sau mãi lưu giữ phong tục truyền thống tốt đẹp này.

Lò Thị Quế Hằng
Lớp Truyền hình K33 A1



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN