Vai trò của việc học Pháp luật với sinh viên Báo chí

(Sóng trẻ) - Việc nâng cao hiểu biết về pháp luật đối với các sinh viên Báo chí là một vấn đề trọng điểm để những người làm báo tương lai hiểu quyền hạn, nhiệm vụ của bản thân khi tham gia vào nghề “viết”. Cùng trao đổi với Th.s Hoàng Yến - giảng viên Khoa Nhà nước & Pháp luật (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) để tìm hiểu thêm vấn đề này.

Thưa Th.s, luật pháp có vai trò như thế nào đối với đời sống?

Pháp luật là công cụ của Nhà nước, là phương tiện đối với xã hội để quản lí đời sống nhân dân, giữ trật tự dân cư ổn định. Đặt ra các quyền và nghĩa vụ nhất đinh để các chủ thể thực hiện được tốt vai trò của mình để xã hội ngày càng phát triển.

Học bộ môn Pháp luật đại cương sẽ có vai trò ra sao đối với việc trang bị kiến thức cho người làm báo, thưa Th.s?

Trong đời sống xã hội, đối với ai thì Pháp luật cũng quan trọng vì mọi người hiểu được Pháp luật thì sẽ hiểu được đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Do đường lối chính sách được thể chế vào trong Pháp luật nên hiểu biết được pháp luật thì sẽ thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đặt ra.

Đối với học sinh, sinh viên tương lai sẽ làm nhà báo, phóng viên thì càng cần hiểu biết rõ về Pháp luật. Vì khi đó nhà báo đi đến đâu, cần giao tiếp để lấy tin, viết bài gặp gỡ các chủ thể thì hiểu rõ quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, của người dân, của bản thân mình để nhà báo đặt vấn đề đạt hiệu quả hơn trong việc lấy thông tin. Pháp luật và Báo chí có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau làm nền tảng vững chắc cho nhà báo.

Th.s nghĩ gì khi nhiều nhà báo hành nghề báo nhưng lại vi phạm pháp luật?

Thực tiễn vẫn còn có trường hợp như vậy. Bởi còn có người chưa hiểu biết nhiều quy đinh pháp luật, có người thì chỉ nhìn nhận ở một khía cạnh mà chưa có cái nhìn toàn diện. Thêm vào đó, vì là nghề viết nên nhiều người đi vào tình tiết li kỳ, hấp dẫn, nhiều người lại đi vào góc độ kinh tế khi mà chưa nhìn nhận rõ hết chức năng, quyền hạn của mình làm họ chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ mà pháp luật Nhà nước quy định. 

276baf072_1463517_851093621571907_1045417107_n.jpg
Th.s Hoàng Yến 

Hiện nay, giới báo chí đặc biệt là báo mạng có nhiều bài báo giật gân, câu khách, thông tin sai sự thật và luôn bàn về những vấn đề tiêu cực. Th.s  có cho rằng chế tài xử phạt những tờ báo như vậy còn quá lỏng lẻo nên không thể quản lí tốt?

Đúng là còn lỏng lẻo. Vì còn lỏng nên người dân tự do làm cách khác ở nhiều ngành nghề và nghề báo cũng vậy. Nếu được phép tham gia điều chỉnh thì cô sẽ điều chỉnh cách thức ngành luật báo: quan hệ nhà báo với chủ báo hay quan hệ  người làm báo với nghề viết báo thì có quy đinh khác nhau để họ viết tin, bài mà không trái với quy định của Nhà nước.

Hiện nay, nhiều nhà báo bị hành hung, đe dọa tính mạng của bản thân và gia đình họ. Liệu rằng hành lang pháp lí còn quá nhiều lỗ hổng chưa đảm bảo an toàn cho nhà báo hành nghề không?

Đúng. Theo tôi nghĩ là có. Dù pháp luật có bảo vệ quyền lợi của các công dân thậm chí các phóng viên, nhà báo nhưng cách quản lí còn chưa đến đầu đến đũa. Đôi khi quy định trong văn bản luật là có nhưng đến lúc thực hiện nó lại nảy sinh làm nó bị biến dạng làm không đảm bảo ở nhiều nơi và nhiều chỗ. 

Theo Th.s  luật Dân sự trong nghề báo được biểu hiện như thế nào?

Đó là quyền tác phẩm, quyền tác giả và bản quyền của một tờ báo, tòa soạn. Là cá nhân, tập thể được hưởng bản quyền, được sử dụng, được đọc, được chiêm ngưỡng, được quyền bán, cho người khác mượn và họ được bảo vệ quyền bản quyền tác giả của mình. 

Môn Pháp luật Đại cương từ trước đến nay được xem là môn khá khó học. Th.s  có thể chia sẻ một vài phương pháp giúp các bạn sinh viên học tốt môn học này?

Trước tiên, sinh viên nên đọc qua tài liệu bài ngày mai học. đọc qua để biết Luật đã điều chỉnh những gì. Khi đến lớp thì chăm chú nghe giảng để ghi lại những ý chính và hiểu những ví dụ thầy cô nêu ra. Sau đó, về đọc lại nội dung đã được học xem nội dung nào dễ hiểu, nội dung nào khó hiểu ta có thể trao đổi với bạn bè để học hỏi nhiều hơn. Nội dung nào sau khi trao đổi mà vẫn khó hiểu thì có thể hỏi ý kiến thầy cô để có củng cố kiến thức của mình. 

Xin cảm ơn Th.s đã tham gia phỏng vấn!

Thùy Linh
Báo mạng điện tử K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN