Văn hóa chính trị: Những lần lảy Kiều của lãnh đạo cấp cao

(Sóng trẻ) - Lảy Kiều bao đời nay vẫn được xem là một cách sử dụng điển tích để quảng diễn tư tưởng hoặc chứng minh một điều gì đó đã từng xảy ra trong quá khứ. Còn trong chính trị, lẩy Kiều được xem như một phương cách giao tiếp văn hóa hoặc nại giao văn hóa.

Tổng thống Mỹ Bill Clinton trích Truyện Kiều trong tiệc chiêu đãi do Chủ tịch nước Trần Đức Lương chủ trì (2000)

5 năm sau ngày bình thường hóa quan hệ nại giao, 11/2000 Tổng thống Mỹ Bill Clinton chính thức đến thăm Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Bill Clinton cũng là “ông chủ” Nhà Trắng đầu tiên đặt chân đến Việt Nam kể từ năm 1975. Chuyến thăm của ông đánh dấu sự tin tưởng lớn giữa hai bên và khởi đầu cho việc trao đổi các đoàn lãnh đạo cấp cao hai nước.

Trong chuyến đi lịch sử này, Tổng thống Bill Clinton đã hội đàm với người đứng đầu Nhà nước Việt Nam và hội kiến với Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Ông, phu nhân Hillary Clinton và con gái được cho là luôn rạng ngời và thân thiện khi tiếp xúc với người dân Việt Nam. Tổng thống Mỹ không ngần ngại bắt tay sinh viên Việt Nam từ ban công của tòa nhà đối diện Văn Miếu Quốc Tử Giám. Trong chuyến thăm báo giới hết lời khen ngợi hình ảnh Đệ nhất phu nhân Mỹ đội nón trong khi phu quân trích thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du tại tiệc chiêu đãi của Chủ tịch nước.


52552573f_billclintontoivietnam00157081405592497.jpg
Bill Clinton bắt tay sinh viên Việt Nam từ ban công nhà đối diện Văn Miếu (Ảnh: AP)

Theo đó, tối ngày 17/11/2000, trong quốc yến chiêu đãi phái đoàn cấp cao Mỹ tại Phủ Chủ tịch, Bill Clinton đã trích hai câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du : “Sen tàn cúc lại nở hoa / Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”.  Việc Tổng thống Mỹ dẫn chính xác thơ của đại thi hào đất Việt vừa chứng tỏ ông hiểu văn hóa Việt Nam vừa thể hiện văn hóa nại giao bậc thầy của người đứng đầu Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Hai cậ thơ mang hàm ý khép lại quá khứ như “sen tàn” khép lại mùa hè và mở ra tương lai tươi sáng trong quan hệ hai nước như “cúc lại nở hoa” tức là bắt đầu của một mùa mới.

Ông Nguyễn Phú Trọng lảy hai câu Kiều khi nhậm chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2007) 

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, có bằng cử nhân Văn – Đại học Tổng hợp nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn lại có thời gian dài hoạt động báo chí nên được nhiều người dân biết đến với khả năng văn chương. Ông thường xuyên trích thơ khi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi thì của Tố Hữu trong các cuộc tiếp xúc với người dân hay cán bộ, đảng viên. 


a2310e9b2_anh_2.jpg
Ông Nguyễn Phú Trọng Kỳ họp thứ nhất của Quốc hộ khóa XII (Ảnh: quochoi.vn)

Năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch Quốc hội. Sau khi nhận bó hoa từ tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, ông Nguyễn Phú Trọng đã nán lại trên diễn đàn ít phút để chia sẻ cảm giác của mình 4 năm về trước, vào một hoàn cảnh tương tự, tức ngày ông chính thức nhận trọng trách đứng đầu Cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Ông nhắc lại chuyện ông đã lảy hai câu Kiều vào thời điểm đó là "Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn / Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay". Đó cũng là lời chia sẻ của vị nguyên Chủ tịch Quốc hội về trách nhiệm lớn lao trước đất nước, trước nhân dân mà ông phải đón nhận khi đảm đương vị trí quan trọng vào thời điểm đó.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mượn Kiều để giao trọng trách cho ông Nguyễn Sinh Hùng - người kế nhiệm vị trí Chủ tịch Quốc hội (2011) 

Kết thúc dòng tâm sự về thời gian đảm đương công việc của người đứng đầu Quốc hội, ông Nguyễn Phú Trọng – người vừa được bầu vào cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam cách đó không lâu lại mượn tiếp ý thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du để nhắn nhủ người kế nhiệm là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng “Chén vui nhớ bữa hôm nay / Chén mừng xin hẹn ngày này… năm năm sau”. Nguyên văn trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết “Chén đưa nhớ bữa hôm nay / Chén mừng xin đợi ngày này năm sau”, ông Nguyễn Phú Trọng đã thay đổi một số chữ để phù hợp hơn với hoàn cảnh, đây cũng là điều mà người lảy Kiều hay làm.


52552573f_anh_3.jpg
Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Sinh Hùng 

Đây cũng là lời chúc của tân Tổng Bí thư dành cho tân Chủ tịch Quốc hội. “Ngày này năm năm sau” được hiểu là kết thúc một nhiệm kỳ Quốc hội, ông Nguyễn Phú Trong bày tỏ hy vọng ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ hoàn thành tốt trách nhiệm của mình trước Đảng, trước đất nước và nhân dân. Theo Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng còn sở hữu “một đội hình đẹp” với 4 phó Chủ tịch Quốc hội (hai nam, hai nữ): một nữ phó Chủ tịch miền Bắc bề thế, một nữ phó Chủ tịch miền Nam xinh đẹp, hai phó chủ tịch nam - một người phụ trách về luật pháp và một phụ trách an ninh quốc phòng.

Phó Tổng thống Mỹ dẫn Kiều trong tiệc chiêu đãi Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (2015)

Chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo lời mời của Tổng thống Mỹ Barack Obama thu hút sự quan tâm, chú ý của truyền thông trong và nài nước. Đây là lần đầu tiên người đứng đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam có chuyến công du nước Mỹ, đúng như chia sẻ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng: “Có lẽ cách đây 20 năm, không ai có thể hình dung được rằng, hôm nay tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng của Hoa Kỳ lại có một cuộc gặp rất thú vị giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam với Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ".


52552573f_biden_nguyenphutrong1_bnvw.jpg.jpg
Ông Nguyễn Phú Trọng trong tiệc chiêu đãi do Phó Tổng thống Mỹ chủ trì (Ảnh: Getty Images)

Ngay sau cuộc hội đàm với Tổng thống Barack Obama, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden mở quốc yến chiêu đãi. Trước khi nâng rượu, ông Biden đã đọc bài diễn văn mừng 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ của ông Biden đề cập đến những bước tiến về việc khắc phục hậu quả chiến tranh, như việc tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích, xử lý bom mìn, xử lý đất nhiễm chất độc dioxin. Kết thúc bài diễn văn Phó Tổng thống Mỹ đã nhìn sang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đọc tặng hai câu trong Truyện Kiều bằng tiếng Anh:  “Thank heaven we are here today. To see the sun through parting fog and clouds”, nghĩa là “Trời còn để có hôm nay / Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”. Hai câu thơ được xem như lời chúc mừng cho quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. 

Lê Quang Đức 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN