Về kỹ năng thực hiện một cuộc phỏng vấ
Phỏng vấn là một trong những kỹ năng quan trọng của nghề báo. Ý thức được điều đó, sinh viên báo chí chúng tôi luôn cố gắng trau dồi nó. Sau chuyến đi thực tế tại toà soạn báo điện tử VN Media, tôi đã tự rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm bổ ích.
Công tác chuẩn bị
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Để cuộc phỏng vấn đi đúng hướng, theo tôi, cần xác định mục đích cuộc phỏng vấn là gì? Từ đó đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung thông tin cần tìm hiểu, tránh để cuộc phỏng vấn không thu được kết quả như mong muốn.
Tuy vậy, cũng không nên quá phụ thuộc vào những câu hỏi đã đưa ra trong quá trình phỏng vấn nếu không bạn sẽ rơi vào thế thụ động, nội dung thông tin hạn chế, không có sự sáng tạo. Một điều quan trọng khác là phải liên hệ trước để đặt hẹn tránh tình trạng cuộc phỏng vấn không thể thực hiện được do họ không tiếp hoặc có việc bận đột xuất. Đặt hẹn trước cũng là một nguyên tắc lịch sự của nhà báo.
Cũng cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiện để sẵn sàng hành nghề như: Sổ, bút, máy ghi âm, chụp ảnh…
Phỏng vấn
Phải đến đúng hoặc sớm hơn lịch hẹn, tránh đến muộn vì thời gian phía đối tác rất có ý nghĩa. Nếu bạn đến muộn dù một hay hai phút thôi, có thể họ sẵn sàng huỷ cuộc gặp mặt.
Trước khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, chúng ta cần giới thiệu bản thân, đưa ra mục đích tiến hành cuộc phỏng vấn và đưa ra một số câu hỏi liên quan đến người được phỏng vấn như danh tính, chức vụ …
Trong suốt quá trình phỏng vấn, cần chú ý giữ cho mình một phong thái ung dung, tự tin, thoải mái. Để xoá đi vẻ thô cứng và không khí căng thẳng thì chúng ta cần tạo cảm giác thân thiện, cởi mở ngay từ phút đầu tiên đối với người được phỏng vấn.
Nếu muốn ghi âm thì nên xin phép. Tuy nhiên, không nên ỷ vào kết quả của máy ghi âm. Cần phải ghi chép một cách có hệ thống, ghi lại tất cả những câu, từ quan trọng được bộc lộ từ phía người được phỏng vấn. Cần ghi chép chính xác những câu trích dẫn, vừa ghi chép vừa đặt câu hỏi, ghi lại chi tiết thái độ, điệu bộ của nhân vật, đẩy nhanh tốc độ ghi chép, tránh để bên phía đối tác phải chờ đợi chúng ta.
Mặt khác, cần phải căn chỉnh thời gian sao cho hợp lý, tránh trường hợp sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc vẫn chưa đưa ra hết câu hỏi. Trong quá trình phỏng vấn không nên để khoảng trống mà phải đưa ra câu hỏi liên tục để người trả lời không bị đứt mạch, mất cảm hứng, khiến ta rơi vào thế bị động.
Kết thúc phỏng vấn
Đây là một “nghi thức” cũng rất quan trọng vì nó để lại ấn tượng sâu sắc cho phía "đối tác", tạo được niềm tin và uy tín cho nguồn tin trong những lần gặp gỡ sau đó. Vì vậy, trước khi ra về, phải cảm ơn phía đối tác, hẹn gặp lại lần sau và đặt vấn đề xin phỏng vấn tiếp nếu chưa thoả mãn nội dung thông tin hoặc xin tài liệu nếu có. Đồng thời, xin số điện thoại, email, địa chỉ của nguồn tin, để lại số điện thoại và địa chỉ của bản thân cho người được phỏng vấn để tiện liên lạc khi có vấn đề gì chưa hiểu rõ, cần đính chính, hiểu biết thêm.
Công tác chuẩn bị
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Để cuộc phỏng vấn đi đúng hướng, theo tôi, cần xác định mục đích cuộc phỏng vấn là gì? Từ đó đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung thông tin cần tìm hiểu, tránh để cuộc phỏng vấn không thu được kết quả như mong muốn.
Tuy vậy, cũng không nên quá phụ thuộc vào những câu hỏi đã đưa ra trong quá trình phỏng vấn nếu không bạn sẽ rơi vào thế thụ động, nội dung thông tin hạn chế, không có sự sáng tạo. Một điều quan trọng khác là phải liên hệ trước để đặt hẹn tránh tình trạng cuộc phỏng vấn không thể thực hiện được do họ không tiếp hoặc có việc bận đột xuất. Đặt hẹn trước cũng là một nguyên tắc lịch sự của nhà báo.
Cũng cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiện để sẵn sàng hành nghề như: Sổ, bút, máy ghi âm, chụp ảnh…
Phỏng vấn
Phải đến đúng hoặc sớm hơn lịch hẹn, tránh đến muộn vì thời gian phía đối tác rất có ý nghĩa. Nếu bạn đến muộn dù một hay hai phút thôi, có thể họ sẵn sàng huỷ cuộc gặp mặt.
Trước khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, chúng ta cần giới thiệu bản thân, đưa ra mục đích tiến hành cuộc phỏng vấn và đưa ra một số câu hỏi liên quan đến người được phỏng vấn như danh tính, chức vụ …
Trong suốt quá trình phỏng vấn, cần chú ý giữ cho mình một phong thái ung dung, tự tin, thoải mái. Để xoá đi vẻ thô cứng và không khí căng thẳng thì chúng ta cần tạo cảm giác thân thiện, cởi mở ngay từ phút đầu tiên đối với người được phỏng vấn.
Nếu muốn ghi âm thì nên xin phép. Tuy nhiên, không nên ỷ vào kết quả của máy ghi âm. Cần phải ghi chép một cách có hệ thống, ghi lại tất cả những câu, từ quan trọng được bộc lộ từ phía người được phỏng vấn. Cần ghi chép chính xác những câu trích dẫn, vừa ghi chép vừa đặt câu hỏi, ghi lại chi tiết thái độ, điệu bộ của nhân vật, đẩy nhanh tốc độ ghi chép, tránh để bên phía đối tác phải chờ đợi chúng ta.
Mặt khác, cần phải căn chỉnh thời gian sao cho hợp lý, tránh trường hợp sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc vẫn chưa đưa ra hết câu hỏi. Trong quá trình phỏng vấn không nên để khoảng trống mà phải đưa ra câu hỏi liên tục để người trả lời không bị đứt mạch, mất cảm hứng, khiến ta rơi vào thế bị động.
Kết thúc phỏng vấn
Đây là một “nghi thức” cũng rất quan trọng vì nó để lại ấn tượng sâu sắc cho phía "đối tác", tạo được niềm tin và uy tín cho nguồn tin trong những lần gặp gỡ sau đó. Vì vậy, trước khi ra về, phải cảm ơn phía đối tác, hẹn gặp lại lần sau và đặt vấn đề xin phỏng vấn tiếp nếu chưa thoả mãn nội dung thông tin hoặc xin tài liệu nếu có. Đồng thời, xin số điện thoại, email, địa chỉ của nguồn tin, để lại số điện thoại và địa chỉ của bản thân cho người được phỏng vấn để tiện liên lạc khi có vấn đề gì chưa hiểu rõ, cần đính chính, hiểu biết thêm.
Đoàn Thị Chi
Lớp Báo in K.27A1
Lớp Báo in K.27A1
Cùng chuyên mục
Bình luận