Những sai lầm khi đặt câu hỏi phỏng vấ

(Sóng Trẻ) - Phỏng vấn là một trong những phương pháp quan trọng giúp nhà báo, phóng viên thu thập thông tin nhanh và chính xác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đặt những câu hỏi tốt và nhiều phóng viên vẫn thường mắc phải những sai lầm không nên có trong câu hỏi khi phỏng vấn báo chí.

Một số nhà nghiên cứu báo chí phương Tây cho biết, ¾ tư liệu có trong tác phẩm của các nhà báo là từ phỏng vấn. Chính vì vậy, khi thực hiện một cuộc phỏng vấn, công việc trước hết của nhà báo, phóng viên là chuẩn bị cho mình một bản đề cương câu hỏi chi tiết. Dưới đây là một số lỗi thường gặp trong đặt câu hỏi phỏng vấn.

Hỏi câu hỏi không có phần hỏi

Một câu hỏi sẽ có 2 phần: phần hỏi và phần chủ đề. Phần hỏi thường chứa những từ như: tại sao, như thế nào, cái gì, không… Khi bạn hỏi câu hỏi không có phần hỏi, người trả lời có thể lảng tránh được điều muốn hỏi.  Chúng ta phải hỏi làm sao để có được thông tin, đó mới là mục đích chúng ta đặt câu hỏi phỏng vấn.

Hỏi 2 câu hỏi cùng một lúc

Khi chúng ta hỏi 2 vế cùng trong một câu hỏi, người được hỏi sẽ chọn câu hỏi dễ hơn và chúng ta sẽ không thu được thông tin chính. Vì vậy, khi phỏng vấn, chúng ta nên tách 2 ý muốn hỏi thành 2 câu khác nhau để tránh bị “hụt” mất một câu hỏi.

Hỏi với những từ ngữ nặng nề

Là một nhà báo, phóng viên, chúng ta phải thật sự khách quan. Khi đặt câu hỏi phỏng vấn, chúng ta không nên dùng cảm xúc, ý kiến chủ quan của mình để hỏi. Lời lẽ trong câu hỏi nên mang tính chất trung tính.

Đặt câu hỏi mang tính chất áp đặt

Trong khi thu thập thông tin, càng thể hiện nhiều thì thông tin thu nhận được càng ít. Có những trường hợp, có thể chúng ta biết chắc chắn sự thật là như vậy nhưng chúng không nên vội khẳng định mà nên để cho nhân vật tự nói, như vậy thông tin chúng ta có được càng nhiều và càng chính xác hơn. 

Hỏi câu hỏi với sự cường điệu

Viết báo, chúng ta có 2 quy trình cơ bản. Thứ nhất là thu thập thông tin và thứ 2 là viết. Khi phỏng vấn, dù cho người được phỏng vấn là người có lỗi, chúng ta cũng không được thể hiện trước mặt họ, không cường điệu hóa sự vật, sự việc. Hãy để dành phần “thể hiện” mình khi viết.

Phỏng vấn là cuộc giao tiếp, đối thoại có tính chất động, vì vậy khi thực hiện cần linh hoạt và nên tránh những sai lầm cơ bản trên. Một câu hỏi tốt là một câu hỏi mở, có trọng tâm, ngắn gọn và trung tính. Khi bạn hỏi những câu hỏi hay, bạn sẽ nhận được những câu trả lời như ý và bài viết của bạn sẽ càng tin cậy và thuyết phục được bạn đọc. 



Lê Thị Phương
Truyền hình K.31A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN