Về thăm “làng” phong Phú Bình

(Sóng Trẻ) - Đoàn chúng tôi đến thăm trại phong Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong một ngày cuối tháng 11, khi cái lạnh đã bắt đầu ùa về.


Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 70 km, trại phong Phú Bình tọa lạc trên một vùng đất rộng khoảng 4000m2, với các khu nhà ở của bệnh nhân, khu ao cá, nhà bếp, hội trường. Cảm nhận đầu tiên của bất kì ai khi đặt chân đến đây là sự yên bình, tĩnh lặng. Nó khác hẳn với sự ồn ào, náo nhiệt của cuộc sống nài kia, và càng không giống với sự sôi động của Hà Nội.

 

5. nhà 1

Quang cảnh tĩnh lặng tại làng phong Phú Bình.


Trại phong hiện nay là nơi sinh sống và điều trị của khoảng 99 cụ có độ tuổi từ 60 đến 100 và 64 trẻ em. Trong đó có khoảng trên 50 em trong độ tuổi đi học, từ cấp độ mẫu giáo đến đại học. Những đứa trẻ này là con em của các gia đình, là con cháu của các cụ trong trung tâm. Họ thuộc diện quản lý hành chính của trung tâm nhưng không được nhận bất kỳ một khoản trợ cấp nào. Họ sống xung quanh trung tâm, tạo thành một ngôi làng nhỏ.


DSC04207

Trẻ em chơi đùa tại sân làng.


Các cụ ở đây hầu hết đã được chữa khỏi bệnh nhưng vẫn phải gánh chịu những di chứng hết sức nặng nề. Về mặt thể chất, có cụ đã bị cụt cả tay, chân, có cụ không thể đi lại, tự lo cho cuộc sống sinh hoạt của mình. Mỗi lần trái gió trở trời, nhất là khi mùa đông đang về, các cụ lại bị những cơn đau hành hạ. Về mặt tinh thần, dù đã khỏi bệnh nhưng các cụ còn sống khá mặc cảm, ít giao tiếp với cuộc sống bên nài. Dù có gia đình mong muốn được đón các cụ về, nhưng các cụ vẫn muốn ở lại đây, sống đến cuối đời.


Trại phong Phú Bình giống như một ngôi làng nhỏ nằm biệt lập với bên nài. Mọi người ở đây sống với nhau như những người thân, đồng cảm và sẻ chia. Với họ, thiếu thốn không nằm ở vật chất mà là ở tinh thần. Ngày lễ tết nếu không có ai đến thăm thì đối với họ cũng chỉ như những ngày bình thường. Tết với họ là niềm vui không trọn vẹn.


DSC04213

Với họ, thiếu thốn không nằm ở vật chất mà là ở tinh thần.


Mong ước của những con người đã gắn bó gần như cả cuộc đời với “ngôi làng” phong này chỉ đơn giản là được xã hội quan tâm, được sẻ chia và cảm thông. Y học đã ngày càng tiến bộ và có thể điều trị được căn bệnh này. Tuy nhiên, xã hội vẫn còn khá vô tâm và thờ ơ đối với những người mắc bệnh phong. Phải đến và cảm nhận được sự cô đơn, biệt lập của ngôi làng nhỏ này, mới thấu hiểu hết tâm trạng và khát khao của những người sống nơi đây. Hãy đón nhận, hãy để ngôi làng nhỏ ấy được hòa nhập với cuộc sống xã hội. Đừng để những bức tường bao quanh kia trở thành rào cản ngăn cách, thành bức tường của sự ích kỉ, vô tâm trong mỗi con người.

 


Nguyễn Thị Minh Phương
Lớp Truyền hình K.31 A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN