Vụ học sinh viết tâm thư: Vướng cái lý, mắc cái tình

(Sóng trẻ) - Bức tâm thư xin được đi học của học sinh Đỗ Hồng Sơn, lớp 11A5 trường THPT Trần Hưng Đạo (Thanh Xuân, Hà Nội) gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngày 18/2/1014 đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận. Nhiều người bày tỏ thái độ thương cảm cho gia đình học sinh và trách móc nhà trường, nhưng như vậy liệu có đúng?

Bức thư này thu hút sự quan tâm của nhiều người bởi suy nghĩ liều lĩnh của cậu học trò khi quyết định viết thư đề đạt nguyện vọng lên Chủ tịch nước khi Sơn bị buộc thôi học gần 2 tháng do nhà không có hộ khẩu Hà Nội.

Trong thư, Sơn đã nhấn mạnh mong muốn của mình rằng: “Mong bác nói với cô hiệu trưởng cho cháu tiếp tục được đi học. Cháu chỉ mong được như vậy thôi”. Khi đọc xong chắc hẳn sẽ nhiều người có lời chỉ trích, trách móc nhà trường chỉ vì một chuyện như vậy mà lại bắt một em học sinh có học lực, hạnh kiểm tốt nghỉ học gần 2 tháng. 

1e7e0610a_tam_thu_hoc_sinh_1.jpg
Bức thư gửi Chủ tịch nước của nam sinh đang gây chú ý của dư luận 

Dễ hiểu vì sao mà gia đình Sơn vẫn chưa thể lo nổi việc chuyển khẩu Hà Nội cho đứa con của mình tiếp tục đi học. Nhà trường chờ gia đình, còn gia đình lại mỏi mòn đợi chính quyền trả lời. Việc thực hiện các thủ tục để chuyển hộ khẩu Hà Nội có lẽ cũng không hề dễ dàng. Chính gia đình cũng không có cách nào để giúp cho con mình được đi học, giải quyết vấn đề nhanh chóng 

1e7e0610a_tam_thu_hoc_sinh_2.jpg
  Cậu bày tỏ nguyện vọng muốn được đi học trở lại

Trong sự việc này, hầu hết những người khi đọc bức thư, cảm xúc ban đầu là thương cảm cho em Sơn, ngay sau đó dư luận quay sang chỉ trích nhà trường thiếu linh động, làm việc quá cứng rắn. Khi hiệu trưởng giải thích đó là vì nhà trường thực hiện đúng luật tuyển sinh của Sở GD&ĐT Hà Nội (ngân sách của thành phố chỉ cung cấp cho học sinh được học có hộ khẩu Hà Nội, còn học sinh không có hộ khẩu phải học trường dân lập) thì dân lại trách móc quyết định của chính quyền.

Dư luận cũng cần phải hiểu rằng: Hà Nội có lượng nhập cư lớn nên chính quyền phải đưa ra quyết định, yêu cầu như vậy để hạn chế số lượng người để tránh tình trạng quá tải trong trường học.

Để giải quyết thỏa đáng cần phải có sự hài hòa giữa lý và tình, nghĩa là nhà trường nên để học sinh Sơn tiếp tục đến trường bởi sau gần 2 tháng nghỉ học thì lượng kiến thức bị mất sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới thành tích học tập sau này. Nhưng bên cạnh đó, nhà trường cũng nên kết hợp với gia đình và chính quyền địa phương thực hiện nốt những thủ tục cần thiết cho việc chuyển hộ khẩu Hà Nội để đảm bảo quy định do Sở GD&ĐT yêu cầu.

Hà Trang
Báo mạng điện tử K30
Nguồn ảnh: Internet

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN