Làm việc trái chuyên ngành: cánh cửa mới mở ra hay tương lai đóng lại?

(Sóng Trẻ) - “Tốt nghiệp rồi đến thất nghiệp” là câu mà nhiều sinh viên hay nói đùa với nhau khi đứng trước ngưỡng cửa tốt nghiệp đại học. Xã hội ngày càng phát triển, việc làm thì vô kể nhưng bản thân lại chưa đủ điều kiện đáp ứng nên làm việc trái chuyên ngành là lựa chọn của rất nhiều sinh viên sau khi ra trường. Vậy nếu chọn làm trái ngành thì cánh cửa mới mở ra hay tương lai đóng lại?

Những con số biết nói...

Việt Nam là một đất nước đang trên đà phát triển, lực lượng lao động dồi dào nhưng chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu việc làm của người dân. Trong đó, nhóm người không có chuyên môn kỹ thuật chiếm gần 60% tổng số lao động thất nghiệp, nhóm có bằng đại học và trên đại học chiếm gần 17%.

Ở đây tồn tại một nghịch lý đó là cử nhân, thạc sĩ ra trường không có việc làm vẫn còn ở mức báo động. Hội thảo “Đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH, Chương trình đổi mới đào tạo nghề tại Việt Nam (GIZ) tổ chức, đã thống kê Quý 1/2016 cả nước có 225.000 người có trình độ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp.

Theo thống kê, cả nước có 412 trường Đại học, Cao đẳng. Tính bình quân mỗi tỉnh, thành phố có khoảng 6,6 trường Đại học, Cao đẳng. Cả nước có khoảng 2,2 triệu sinh viên trong tổng dân số 95 triệu dân, cao hơn cả các quốc gia phát triển. Việc đào tạo ồ ạt với số lượng lớn nhưng chất lượng chưa tương xứng đã khiến các cử nhân sau khi ra trường khó có thể tìm cho mình một công việc thích hợp. Chính vì vậy, nhiều sinh viên ra trường, cầm trên tay tấm bằng Khá, Giỏi… nhưng do yếu về kỹ năng, nặng về lý thuyết nên vẫn không thể tìm được công việc đúng theo chuyên ngành mình đã được đào tạo trong suốt 4 năm đại học (theo như số liệu bên trên).  Rất nhiều sinh viên ra trường xin việc vào các công ty nhỏ hoặc cơ sở kinh doanh để làm bán hàng, thu ngân vì nhiều nơi không yêu cầu bằng cấp… 

e4a031375_anh_1_sinh_vien.jpg
Hình ảnh một cử nhân tốt nghiệp đi làm xe ôm gây sốt cộng đồng mạng (Ảnh: Internet)

Ngại thay đổi hay không có cơ hội?

Thực tế hiện nay, hầu hết sinh viên thường đi làm thêm với mục đích kiếm thêm thu nhập cho bản thân để cuộc sống sinh hoạt có phần thoải mái hơn đồng thời các bạn muốn có thêm kinh nghiệm để khi ra trường không bị bỡ ngỡ trước công việc. 

Các công việc làm thêm thường không yêu cầu kinh nghiệm, bằng cấp hay trình độ nại ngữ nên rất phù hợp với nhiều đối tượng sinh viên. Tuy nhiên, có rất nhiều các bạn đi làm thêm không đúng chuyên ngành mình học. Kết quả là với một mức lương tương đối ổn và tâm lý ngại làm quen với công việc mới khiến các bạn định hướng ra trường sẽ làm luôn công việc gọi là làm thêm đó.

e4a031375_anh2_ngaithaydoihaykhongcocohoi.jpg
Ngại thay đổi hay không có cơ hội? (Nguồn ảnh:Internet)

Phỏng vấn bạn Lê Thị Quỳnh Như, vừa mới tốt nghiệp trường đại học Lao động xã hội chia sẻ: “Khi còn học đại học mình đã làm part - time tại một cửa hàng mỹ phẩm nằm trong chuỗi các cửa hàng của một công ty lớn nên khi mới ra trường mình cũng vẫn tiếp tục làm ở đây vì mình đã quá quen thuộc với công việc này và mình cảm thấy công việc ở đây phù hợp với mình. Môi trường năng động, có sự phát triển cùng với mức thu nhập ổn định nên mình quyết định sẽ gắn bó lâu dài với nó mặc dù chẳng liên quan đến chuyên ngành mà mình đã học.”

Bạn Phạm Quang Chung (sinh năm 1994, quê ở Nam Định) cũng lựa chọn việc làm thêm trở thành ngành nghề sau khi ra trường:“Mình học ngành công nghệ thực phẩm của một trường cao đẳng, ra trường đã 2 năm chưa tìm được việc, sau thời gian lang thang mình vẫn phải tiếp tục chạy GrabBike và đến nay, mình đã chạy Grab được gần 4 năm.”

Làm việc trái chuyên ngành: cánh cửa mới mở ra hay tương lai đóng lại?

“Mình chọn nghề nhưng nghề không chọn mình” là câu nói nhiều sinh viên thường dùng để “tự động viên nhau” khi lựa chọn nghề nghiệp. Thực tế nhiều sinh viên đến khi học đại học mới nhận ra không thích ngành mình đang học; có bạn thì học chuyên ngành cảm thấy hứng thú nhưng lại không biết học xong ra trường mình sẽ làm nghề gì. Tất nhiên vẫn có những sinh viên xác định rõ mục tiêu của mình từ khi còn học phổ thông và không ngừng phấn đấu để đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên, đến khi được đi sâu, trải nghiệm công việc đúng với nghề mình chọn, thì lại cảm thấy mình không phù hợp với ngành mình đang theo học và quyết định “rẽ hướng”. Vậy khi lựa chọn một công việc trái chuyên ngành, liệu đó là bước tiến để bạn tìm được một “chân trời mới” hay là bỏ phí quãng thời gian ngồi trên giảng đường Đại học.

Hà Chi (sinh viên năm cuối Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết: “Hiện nay tỷ lệ sinh viên ra trường làm trái chuyên ngành là rất cao. Thực tế lớp mình cũng có rất nhiều bạn học báo nhưng luôn có định hướng ra trường sẽ làm các công việc trái ngành như truyền thông, marketing, quảng cáo... Bởi nghề báo có nhiều đặc thù riêng nên nhiều bạn vẫn muốn “rẽ nhánh” làm những công việc văn phòng. Tuy nhiên theo quan điểm của riêng mình thì việc làm đúng ngành nghề đã học là điều nên làm. Bởi mình luôn nghĩ khi làm đúng chuyên ngành sẽ giúp mình phát huy những kiến thức được học và tận dụng tất cả các kỹ năng được tích lũy từ trước và sẽ có sự chủ động tự tin và hoàn thành dễ dàng công việc mà mình đảm nhận.

Có thể mới bắt đầu thu nhập sẽ không ổn định bằng những công việc trái ngành khác. Tuy nhiên mình luôn tin rằng thành công không phụ thuộc vào công việc bạn làm mà nó nằm ở niềm đam mê, sự kiên trì và nỗ lực của chính bạn. Vì vậy mình tin là chỉ cần quyết tâm và đam mê đủ lớn sẽ “bám trụ” được với nghề.”

Trái với suy nghĩ của bạn Hà Chi, bạn Hoàng Chiến (sinh viên năm cuối trường Đại học Điện Lực) lại có những định hướng khác: “Ngành học của mình là về mạch điện nhưng mình cũng xác định luôn là ra trường sẽ làm trái ngành. Nếu bạn hỏi mình có tiếc bốn năm đại học không thì chắc chắn câu trả lời của mình là không. Vì việc học đại học cũng tạo cơ hội giúp mình tìm được niềm đam mê thực sự của bản thân. Bây giờ nài thời gian lên lớp mình đang tìm hiểu, nghiên cứu về công việc sắp tới. Định hướng của mình sau khi ra trường là làm kinh doanh. Vì vậy mình luôn cho rằng nếu không thực sự yêu thích, không phù hợp hay đơn giản là không đủ sống thì không việc gì phải bám trụ với ngành đã học. Chỉ cần công việc của mình không phạm pháp, kiếm được nhiều tiền thì mình sẵn sàng làm trái ngành”.

e4a031375_ectraichuyennganhcanhcuatuonglaimorahaydonglai.jpg
Làm việc trái chuyên ngành: cánh cửa mới mở ra hay tương lai đóng lại? (Nguồn ảnh: Internet)

Bạn Hà Thu (sinh viên khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội) cũng đồng tình với việc làm việc đúng chuyên ngành hay không không quá quan trọng, mà chỉ cần bản thấy không thấy nhàm chán và công việc đó đủ kiếm sống là được. Bạn chia sẻ: “Mình đang là sinh viên Luật nhưng mình muốn sau này có thể làm kế toán cho một doanh nghiệp nào đó. Mình không đặt nặng vấn đề làm đúng chuyên ngành hay không, miễn là thích công việc mình làm. Nếu như mình được chọn một tiêu chí cho công việc sau này, việc đầu tiên mình đặt lên hàng đầu chính là lương. Sau đó là đam mê và cuối cùng mới là chuyên ngành học. Nhưng như vậy không có nghĩa mình phủ nhận kiến thức trên giảng đường đại học sẽ bị vứt đi hết, vì mình chắc chắn rằng, không áp dụng được kiến thức này thì sẽ có kiến thức khác mà môi trường đại học cho mình có thể ứng dụng được! Như với ngành Luật mình học và công việc kế toán sau này mình theo, hiểu luật và biết luật sẽ giúp mình tránh được những sai phạm, vi phạm liên quan đến pháp luật.”

Ai trong chúng ta cũng mong muốn được làm một công việc đúng ngành học và đúng sở thích. Nhưng nếu điều đó không xảy ra thì làm việc trái chuyên ngành có phải là tự lãng phí khoảng thời gian học trên giảng đường hay không? Liệu có nên chọn một công việc trái ngành để hoàn thành mục tiêu kiếm tiền trước? Xin mời bạn đọc cùng bình luận, đưa ra quan điểm của mình về vấn đề “Làm việc trái chuyên ngành: cánh cửa mới mở ra hay tương lai đóng lại?”. 

BBT Sóng Trẻ 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN