“Cái phúc lớn nhất đời tôi là có gia đình 4 đời phục vụ trong ngành giáo dục”

(Sóng trẻ) - Đó là lời tâm sự của cụ Nguyễn Thị Chuông (85 tuổi) - một cựu giáo chức, khi chia sẻ về truyền thống giáo dục của gia đình

Từ quân nhân trở thành nhà giáo

Cụ Nguyễn Thị Chuông hiện đang sinh sống cùng gia đình con trai thứ tại xã Thọ Tiến, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Gia đình cụ có 5 người con, 3 trai, 2 gái cùng các con dâu, rể và cháu nội, cháu ngoại. Được biết, gia đình cụ Chuông có 4 thế hệ theo nghề giáo viên. Từ đời ông cố Vũ Trọng Thiệp (tức bố chồng cụ Chuông) đã là một nhà nho ưu tú, đến vợ chồng cụ cùng các con gái, con dâu, con rể cùng các cháu dâu, cháu ngoại đều phục vụ trong ngành giáo dục. 

6.png
Cụ Nguyễn Thị Chuông thời trẻ từng tham gia kháng chiến trước khi làm giáo viên. (Ảnh: Thục Hiền)

Năm 16 tuổi, cụ Chuông tham gia kháng chiến chống Mỹ và gặp cụ Vũ Trọng Liên tại chiến trường. Sau đó, hai người tìm hiểu và kết hôn sau một thời gian. Trong kháng chiến, ông bà được nhà nước trao tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhất và hạng Nhì.

Đặc biệt, cụ Vũ Trọng Liên hai lần được nhà nước trao tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhất và được phong lên hàm Hạ sĩ. Sau khi xuất ngũ, hai ông bà tham gia lớp nghiệp vụ sư phạm và về làm giáo viên tiểu học tại quê nhà. 

5.png
Một số bằng khen cụ Chuông còn giữ lại được từ thời kháng chiến. (Ảnh: Thục Hiền)

Tuy nhiên, biến cố ập đến năm 1988, cụ Liên không may qua đời, để lại cụ Chuông cùng 5 đứa con thơ. Cụ Chuông vừa phải lên lớp, vừa phải làm mấy mẫu ruộng để nuôi các con. Dù được các con phụ giúp rất nhiều, song cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn. Lúc này, 3 người con trai của cụ quyết định nghỉ học, đi làm để trang trải cho gia đình phụ giúp mẹ và lo cho 2 chị, em gái đi học trung cấp sư phạm. 

Dù khó khăn vẫn quyết tâm theo nghề giáo

Dù đại gia đình không khá giả, giàu có nhưng các thành viên đều rất tự hào vì được cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Có lẽ, điều quý giá nhất là sự kính trọng của các thế hệ học sinh, những thành tựu trong suốt sự nghiệp trồng người của các nhà giáo ưu tú.

Chia sẻ với phóng viên, cụ Chuông cho biết: “Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ góa con côi nhưng tôi không muốn các con từ bỏ việc học. Để 3 con trai phải nghỉ học phụ giúp gia đình tôi cũng rất đau lòng. Vì vậy, tôi luôn dặn con gái phải cố gắng học thay phần của các anh, em và muốn các con theo nghề giáo để đem con chữ đến nhiều người hơn”.

3.png
Cụ Chuông cùng các con, cháu, chắt trong đó có 7 người hiện đã là giáo viên với nhiều cương vị. (Ảnh: NVCC)

Sau này, khi cuộc sống đã đỡ vất vả hơn, cụ Chuông quyết định về hưu sớm theo dạng mất sức để nghỉ ngơi và tập trung chăm lo cho gia đình hơn. Sau khi lập gia đình, 2 người con gái và 2 người con trai của cụ cũng đều lấy vợ và chồng làm giáo viên. Các con cháu cũng được gia định theo nghề giáo và hiện có một cô giáo ngữ văn và một cô giáo tiếng anh. 

Tuy thời gian không lâu, nhưng trong suốt sự nghiệp của mình, cụ Chuông luôn cống hiến hết mình và gặt hái được rất nhiều thành tựu. Đó cũng là động lực và tấm gương để các con cháu cụ noi theo. 

4.png
Tuy thời gian công tác trong ngành không lâu, nhưng cụ Chuông luôn cống hiến hết mình và được nhà nước công nhận qua nhiều giải thưởng. (Ảnh: Thục Hiền)

“Giáo viên không phải là nghề mang lại kinh tế cao như các ngành nghề khác nhưng lại có sứ mệnh cực kỳ đặc biệt. Tôi luôn tự hào vì gia đình có 4 thế hệ theo nghề giáo cùng các họ hàng khác. Mong rằng sẽ có thật nhiều con cháu nói riêng và các bạn trẻ nói chung theo nghề giáo viên để nền giáo dục nước nhà ngày càng vững mạnh”, cụ Nguyễn Thị Chuông chia sẻ.

Nghề giáo là một ngành nghề cao quý và đem lại nhiều giá trị cho xã hội, giúp cho nền giáo dục nước nhà có nhiều bước tiến mạnh mẽ. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11, chúc cho tất cả các thầy cô giáo luôn dồi dào sức khỏe để chèo lái những con thuyền tri thức. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN