“Học ngoại giao, làm Ngoại giao?” cùng FOIE Workshop 2024

(Sóng trẻ) - Tối ngày 30/10, tại phòng Geneva, Học viện Ngoại giao diễn ra Workshop “Học ngoại giao, làm Ngoại giao?”. Sự kiện đã tạo cơ hội cho sinh viên được lắng nghe ý kiến các chuyên gia đầu ngành để hiểu nghề, làm đúng nghề. 

Workshop “Học ngoại giao, làm Ngoại giao?” là một phần của chương trình FOIE Workshop 2024: Beyond Border - Ngoại giao không giới hạn. Chương trình này trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng thực hành ngoại giao, hỗ trợ phát triển trong môi trường đa văn hóa. Với chủ đề “Beyond Border”, FOIE Workshop 2024 khơi dậy tiềm năng của sinh viên, đồng thời cung cấp những gợi ý thiết thực giúp các bạn hiện thực hóa giấc mơ hội nhập toàn cầu.

Workshop tập trung “gỡ rối” những thắc mắc của sinh viên về ngành học ngoại giao. Thông qua workshop, các bạn sinh viên Học viện Ngoại giao không chỉ được cung cấp khối lượng kiến thức chính trị đồ sộ về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và toàn cầu mà còn xác định được những cơ hội nghề nghiệp từ lĩnh vực đặc thù này. 

Về phía học viện, sự kiện có sự góp mặt của PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch - Nguyên Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Italia, Nguyên Trưởng khoa Kinh tế quốc tế cùng các thầy cô giáo và các bạn sinh viên Học viện Ngoại giao. (Ảnh: BTC)
Về phía học viện, sự kiện có sự góp mặt của PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch - Nguyên Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Italia, Nguyên Trưởng khoa Kinh tế quốc tế cùng các thầy, cô giáo và sinh viên Học viện Ngoại giao. (Ảnh: BTC)

Workshop thảo luận xoay quanh 2 chủ đề là “Ngoại giao và câu chuyện nghề” và “Chọn nghề, Chọn Sứ mệnh: Sinh viên Ngoại giao trên đường hội nhập”. Sự kiện ghi nhận ý kiến của 2 vị diễn giả đầu ngành: Đại sứ Tào Thị Thanh Hương - Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Singapore, Giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế, Học viện Ngoại giao và Chuyên gia kinh tế Bùi Kim Thuỳ - Nguyên đại diện Cấp cao của Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), Thành viên Hội đồng cố vấn Harvard - Asia Pacific. 

Tại phiên tọa đàm, hai diễn giả chia sẻ kỷ niệm khó quên ở Học viện Ngoại giao và phân tích các khía cạnh thực tiễn trong nghề ngoại giao. (Ảnh: BTC)
Tại phiên tọa đàm, hai diễn giả chia sẻ kỷ niệm khó quên ở Học viện Ngoại giao và phân tích các khía cạnh thực tiễn trong nghề ngoại giao. (Ảnh: BTC)

Đại sứ Tào Thị Thanh Hương bày tỏ góc nhìn về những kỹ năng và phẩm chất cần có của người làm ngoại giao: “Cái quan trọng nhất và đưa lên hàng đầu là bản lĩnh chính trị, bởi phụng sự tổ quốc là điều thiêng liêng cao cả mà mỗi con người Việt Nam cần có, đặc biệt là với cán bộ ngoại giao thì càng phải yêu cầu điều đó cao hơn, bởi họ là đối tượng dễ bị các thế lực thù địch nhắm đến để mua chuộc”. 

Ngoài phẩm chất chính trị, diễn giả còn đề cao tầm quan trọng của kiến thức nền tảng và kỹ năng mềm đối với người làm ngoại giao. “Cán bộ ngoại giao thì cần phải tinh thông về ngoại ngữ, kiến thức phải sâu rộng và đặc biệt là có kỹ năng ứng xử xã hội và xử lý tình huống tốt", chị Hương chia sẻ thêm. 

Trong phiên thảo luận, Đại sứ Tào Thị Thanh Hương không những tiết lộ về những câu chuyện làm nghề, những bí kíp cân bằng giữa cuộc sống và công việc mà còn cung cấp nhiều kinh nghiệm làm việc tại Singapore và nội dung bổ ích về Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 

Một trong những chia sẻ sâu sắc tại buổi workshop đến từ chị Bùi Kim Thuỳ với nhận định rằng, trong công việc và cuộc sống, “chỉ có kỷ luật mới hiện thực hóa được ước mơ.” Với chị, kỷ luật không chỉ là cam kết với bản thân mà còn là chất xúc tác để duy trì tình yêu và nhiệt huyết trong mỗi việc mình làm. “Hãy làm mọi việc bằng cả trái tim,” chị Thuỳ nhấn mạnh, bởi khi mọi quyết tâm được đặt vào đúng hướng, mỗi bước đi dù thử thách đến đâu cũng sẽ mang ta gần hơn tới thành công. Đây cũng chính là lời nhắn nhủ của cả 2 diễn giả dành cho các sinh viên, thúc giục các bạn đón nhận mọi khó khăn như một phần của hành trình trưởng thành trong nghề ngoại giao.

Bằng kinh nghiệm và trải nghiệm làm việc trong cả môi trường công, tư và kết nối công tư, chị Kim Thuỳ tiết lộ những điểm mạnh và điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. (Ảnh: BTC)
Bằng kinh nghiệm và trải nghiệm, chị Kim Thuỳ tiết lộ cho sinh viên về những điểm mạnh và điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. (Ảnh: BTC)

Workshop thu hút gần 400 đơn đăng ký và nhiều câu hỏi chất lượng từ sinh viên dành cho diễn giả. Sự kiện đã trang bị cho các bạn những hiểu biết nền tảng để bước vào ngành ngoại giao. Chương trình được khép lại với nhiều kiến thức bổ ích và truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các bạn trẻ trên hành trình hội nhập toàn cầu.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN