101 chuyện kể sinh viên: Kỳ 3- Kỳ kiến (thực) tập khổ sai

(Sóng Trẻ)- Cô sinh viên trường Đại học sư phạm nghệ thuật Trung Ương nức nở gọi điện cho phóng viên trong một đêm muộn khẩn thiết: “ Anh giúp chúng em với. Chúng em bị nhà trường cho đi kiến tập không khác gì khổ sai. Ở đây họ đối đã với bọn em quá tệ. Cơ sở vật chất thì tồi tàn, ăn uống đạm bạc, nhiều bạn bị ốm và bị ngất. Bọn em không biết làm thế nào cả”.

Lời kêu cứu trong đêm

T.T.L (sn 1996) sinh viên năm 3 khoa TKTT trường Đại học sư phạm Nghệ thuật TW cùng hơn 60 sinh viên của chuyên ngành được nhà trường đưa đi kiến tập tại cơ sở may Hưng Nhân tỉnh Thái Bình. Sau một tuần được nếm mùi “kiến tập” cô gái đầy ẩn ức gọi điện cầu cứu phóng viên. Cuộc nói chuyện kéo dài gần nửa tiếng đồng hồ chủ yếu là những tiếng nức nở trong giọng nói đầy phẫn trách : “ Em không thể ngờ bọn em lại phải đi kiến tập mà khổ sở như thế này. Không biết các trường khác như thế nào nhưng chúng em thấy rất khổ anh ạ”.

Khi đi sâu vào tìm hiểu câu chuyện qua lời kể của L chúng tôi quả thực cũng chưa tin lắm vì việc đi kiến tập là một chuyện bắt buộc của sinh viên. Bản thân chúng tôi cũng từng kinh qua thời đại học, cũng đã từng đi kiến (thực tập) cho nên rất hiểu những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi đi kiến tập, nhưng liệu có đến mức trầm trọng như những lời tố cáo của L hay không.

6bab749fc_0258256_1091100791025410_6795281677008458205_n.jpg
Hình ảnh bữa cơm 6 người ăn

Như một cách để chứng minh những lời nói của mình là có thật. L gửi cho chúng tôi hình ảnh cuộc sống sinh hoạt dưới đấy. Một căn nhà cấp 4 tồi tàn, rách nạt. Chiếc giường móp mép, ẩm thấp bị mưa giời đầy đọa. Bữa cơm 6 người chỉ có độc một đĩa đậu phụ trắng, một đĩa rau bắp cải luộc. Nhưng theo L đấy là còn được ăn sang hơn mọi ngày. Thêm nữa L tố cáo cơ sở may đã có dấu hiệu bóc lột sức lao động của L và các bạn khi thường xuyên tăng ca, yêu cầu làm từ 9-10 tiếng một ngày. Với cường độ lao động như thế rất nhiều sinh viên đã ngã bệnh nhưng điều đáng nói đã không nhận được sự quan tâm của công ty cũng như phía lãnh đạo nhà trường. Thậm chí nhiều sinh viên phải dùng sức ép từ gia đình, người thân mới có thể được về bệnh viện điều trị. Tuấn bạn trai của một sinh viên tên N trường Đại học Công Nghiệp đã phải dùng nắm đấm để phá cửa phòng y tế công ty để đưa người yêu lên bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình để điều trị.

T.T.N sinh viên năm 4 của Đại học Công nghiệp sau khi điều trị ở Thái Bình, gia đình tức tốc cho em về Hà Nội quyết định bỏ ngang kỳ thực tập năm 4 vì: “em cần sống chứ không phải sống ở nơi đấy. Ở đấy sớm muộn gì cũng ngã bệnh”. Giống như N, em L có tiền sử bị bệnh dạ dày . Áp lực từ công việc quá thời gian cũng như ăn uống không đảm bảo, L ngã bệnh. Gia đình gây áp lực đưa em về bệnh viện đa khoa Thái Bình điều trị nhưng công ty nhất quyết không chịu lại còn dọa “Nếu bỏ ngang sẽ không chấm sản lượng”. L bấm bụng, cắn răng nén đau làm cho đủ sản lượng để có thể được về thành phố chữa bệnh.

Thời điểm N và T.T.L tố cáo những hành vi sai trái của công ty cũng như khoa của mình ở cơ sở may Hưng Nhân (huyện Hưng Hà, Thái Bình) đang là nơi lưu trú của hơn 150 cử nhân tương lai. Những sinh viên chuyên ngành TKTT nhưng bị đầy đọa lao động khổ sai. Hằng ngày các em phải làm từ 7h sáng đến 11h30 sau đó nghỉ trưa 1 tiếng rồi bắt đầu làm thêm đến 18h-19h tối. Không chỉ vậy nhiều hôm công ty có đơn hàng, sinh viên phải tăng ca, làm thêm cho công ty mà không nhận được một đồng phụ cấp nào.

6bab749fc_0258082_1091100747692081_5097596355922443909_n.jpg
Căn nhà tồi tàn nơi các sinh viên lưu trú

Học TKTT nhưng lại làm “chuyên viên thồ bông”, nhặt chỉ, trần bông. Đây là những điều mà các em vô cùng bức xúc. Bởi tất cả những trái tim nhiệt huyết đến đây đều hi vọng sẽ được cầm tay chỉ việc, thu nhặt kinh nghiệm từ những đàn anh, đàn chị đi trước. Thế nhưng điều đáng nói những gì các em làm lại hoàn toàn không liên quan đến ngành học của mình. Mỗi sinh viên được phân công vào một chuyền khác nhau và làm những công việc hằng ngày, hằng tuần. Việc học chỉ được tiến hành khi…đi ăn cơm, đi vệ sinh (theo như lời giải thích của lãnh đạo công ty, đây là một hình thức học tập tranh thủ và tráo trở đúng tính cất bóc lột sinh viên).

Kiến tập khổ sai

Chúng tôi quyết định đội mưa, đội gió làm một chuyến về Thái Bình để tìm hiểu thực chất câu chuyện có đúng như những lời tố cáo không. T.T.L đón tiếp chúng tôi trong một tối nhá nhem mưa gió nơi phố huyện. Dưới vỏ bọc là người thân xuống thăm con cháu của mình nên mảy may công nhân ở đấy không ai nghi ngờ vì mấy ngày nay toàn xưởng “đang đề cao tinh thần cảnh giác” vì có nguồn tin báo rằng “có phóng viên đã ngửi thấy mùi tiêu cực của những đơn vị kền kền ăn trên mồ hôi nước mắt sinh viên”.

18h30 thời điểm trời tối hẳn các nhóm sinh viên mới lóc cóc ra về. Trên gương mặt biểu lộ sự mệt mỏi, trầm luân. Khó có thể hình dung đây là sinh viên hay công nhân. Nhếch nhác, mệt mỏi, uể oải. Chào nhau dăm 3 câu cho có lệ rồi ai về phòng đó. Người nằm ra chiếu, kẻ trượt dài ra bàn, người nấu cơm, người tắm rưa. Chẳng ai nói với ai câu gì trong bầu không khí trầm uất đó sinh viên H gọi điện và khóc với gia đình : “Mẹ cho con xin về đi. Con không ở đây nữa đâu”.

6bab749fc_i_1695.jpg
Công ty sử dụng lao động dưới 16 tuổi

Những tiếng động viên, những cái ôm thắt chặt: “ Thôi cố lên mày, còn hai tháng làm nốt còn ra trường. Tao cũng muốn về lắm”. Đây là hình ảnh mà chúng tôi không muốn thấy, họ đã làm gì với những sinh viên của chúng ta vậy?

Buổi tối hôm đó trong bữa cơm thết đãi, chúng tôi có dịp được thăm thú xung quanh điều kiện ăn ở. Những căn nhà rách nát, nhà vệ sinh không cửa rả, phòng ẩm mốc. Chỗ ở của 7 cậu nam sinh thật không khác gì bãi chiến trưởng. Mưa và phải nằm lên nhau để cho đỡ dột.


6bab749fc_0292793_1091100711025418_2667571996606491963_n.jpg
Chuyên viên thồ bông

Sau khi xác minh tất cả thông tin mà các em phản ánh là thật chúng tôi làm việc với đại diện hai trường. Những hình ảnh và tư liệu đã nắm chắc trong tay đủ để kết luận về hành vi bóc lột sức lao động của sinh viên. Cụ thể cơ sở may Hưng Nhân đã mắc những lỗi sau đây: Bắt sinh viên làm quá thời gian quy định trong luật lao động, không đáp ứng đủ nhu cầu vật chất và sinh hoạt. Sử dụng lao động dưới 16 tuổi, có thái độ ngược đã, hách dịch, trịnh thượng với sinh viên. Tất cả những tư liêu trong tay đủ để kết luận điều đó. Duy chỉ có một điều băn khoăn tại sao các trường đại học là giao chứng cho ác. Phải chăng có uẩn khúc gì ở đây. Giữa lúc đó từ Hà Nội, sinh viên N cung cấp cho chúng tôi một tư liệu vô cùng quý giá. Đó là băng ghi âm toàn bộ cuộc nói chuyện giữa lãnh đạo khoa và đại diện sinh viên ĐH Công nghiệp. Nhận định cuốn băng sẽ là nút thắt cho toàn bộ câu chuyện. Ngay tắp lự chúng tôi về Hà Nội trong đêm mưa gió.

Ninh Vũ
ĐPT K34 A2


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật5 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN