Âm vang nghề đúc đồng ở đất Kẻ Chè

“Vọng từ ngàn năm! Tiếng trống đồng thúc quân buổi cha ông đuổi giặc! Tiếng chiêng cồng âm vang ngày hội làng mừng cơm lúa mới!”
 
Cách trung tâm Thành phố Thanh Hóa khoảng 12km về phía Tây, du khách có thể ghé thăm làng nghề đúc đồng truyền thống Trà Đông (xưa gọi là Kẻ Chè). Nơi đây, những nghệ nhân với tài năng và tâm huyết của mình đã làm nên linh hồn cho một vùng đất giàu truyền thống.
Từ bao đời nay, làng Trà Đông thuộc xã Thiệu Trung, Thiệu Hóa, Thanh Hóa là nơi lưu giữ và phát huy nghề đúc đồng truyền thống. Làng nghề truyền thống của vùng có từ trước thế kỷ thứ 17 và được các thế hệ nghệ nhân trong làng lưu giữ tới bây giờ. với bàn tay khéo léo và tài hoa, các nghệ nhân đã làm ra những sản phẩm truyền thống như trống đồng, tượng đồng, đồ thờ,... với những chi tiết tinh xảo mang đậm hoa văn xưa.
65990f864_1.jpg
Phòng trưng bày đồ đồng của gia đình nghệ nhân Lê Văn Bảy - nghệ nhân có bề dày kinh nghiệm và đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. 

65990f864_2.jpg
Những mặt hàng trong phòng trưng bày rất đa dạng, nhiều sản phẩm khác nhau, mỗi một sản phẩm mang một vẻ đẹp riêng. 
Hiện nay, làng có khoảng hơn 10 lò đúc đồng với hàng trăm thợ thủ công. mỗi năm cho xuất xưởng rất nhiều mặt hàng, đồ gia dụng làm từ đồng. Thực hiện các công đoạn chủ yếu thực hiện theo lối truyền thống “cha truyền, con nối” qua nhiều thế hệ, qua bao thăng trầm, làng nghề đúc đồng Trà Đông vẫn tồn tại, phát triển và đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Tháng 10/2006, các nghệ nhân làng Trà Đông đã đúc thành công phiên bản chiếc trống đồng Ngọc Lũ lớn nhất Việt Nam cho Bảo tàng cổ vật Hoàng Long (Thanh Hóa). Năm 2009, gia đình nghệ nhân Lê Văn Bảy lập kỷ lục với chiếc trống đồng lớn nhất cả nước, đường kính bề mặt trống 1,51m; đường kính đáy 1,54m; cao 1,21m; nặng hơn 700kg. Đặc biệt trong lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, tỉnh Thanh Hóa tặng 100 chiếc trống đồng cho Thủ Đô thì riêng xã Thiệu Trung đã chiếm 50 chiếc. Năm 2013, Nghệ nhân Lê Văn Bảy và gần 20 thợ thủ công đã đúc thành công chiếc trống đồng lớn nhất thế giới theo phương pháp thủ công, với trọng lượng 8 tấn, chiều cao thân 2m và đường kính mặt 2,7m.

65990f864_3.jpg
Nghệ nhân Lê Văn Bảy đang hướng dẫn cho các thợ thủ công cạo nền hoa văn
 
65990f864_4.jpg
Công đoạn cạo nền hoa văn được thợ làm thủ công, mọi đường nét phải được thợ tỷ mỉ gọt lấy gọn đường nét, để tránh làm sứt hoa văn.
Trống đồng Đông Sơn, di vật điển hình của nền văn hóa Đông Sơn, và ở đó, nghệ thuật đúc đồng đã phát triển lên đỉnh cao rực rỡ với sự góp mặt của nhiều đời nghệ nhân xứ Thanh. 
 
65990f864_5.jpg
Phun sơn cho trống là công đoạn khá quan trọng, phải làm sao cho đều màu sơn, bảo vệ độ bền trống đồng thời không bị oxi hóa màu. Đây cũng là bước góp phần tạo nên một chiếc trống đồng đẹp về kiểu dáng, chuẩn về độ bóng.

Tuy đạt được nhiều thành tựu, nhưng những năm trở lại đây, ngọn lửa bếp lò ở làng Trà Đông đã không còn mạnh mẽ như trước và đang đứng trước nguy cơ mai một. 
“Giờ chỉ còn lại số ít nhà làm nghề đúc đồng, không nhiều như trước, do phải có số vốn đầu tư kinh doanh lớn nên nhiều nhà đã bỏ nghề. Hiện nay, chỉ còn khoảng 10 hộ còn làm nghề đúc đồng truyền thống”-Nghệ nhân Lê Văn Bảy chia sẻ.
Nhưng những hộ gia đình còn lại theo nghề đúc đồng vẫn tiếp tục duy trì, phát huy đồng thời giữ gìn sự nghiệp đúc đồng. 
Âm vang như tiếng trống của cha, sâu sắc như cơi trầu của mẹ, ấy là truyền thống mà người dân làng nghề luôn tâm niệm và gửi gắm vào từng sản phẩm của mình. Đến với xứ Thanh, món quà nhỏ đất Trà Đông chắc chắn sẽ làm vừa lòng du khách. 
 
Lê Thị Khánh Linh
ĐPT K34 A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN