Ấu dâm: Những con số và hành động của xã hội
(Sóng Trẻ) - Vấn nạn “Ấu dâm” ngày càng gia tăng và càng trở nên nghiêm trọng đã đến lúc chúng ta cần lên tiếng.
Ấu dâm và những con số đáng báo động
Ấu dâm là một chứng rối loạn tình dục bao gồm những ham muốn tình dục đối với trẻ em dưới tuổi vị thành niên, tức là khoảng dưới 14 tuổi. Người mắc bệnh được xác định là người ít nhất 16 tuổi và lớn hơn trẻ bị hại ít nhất 5 tuổi.
Ấu dâm là bệnh
Theo báo cáo của Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an, từ năm 2010 đến năm 2013, số vụ xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện tăng gần gấp đôi từ 867 vụ lên đến 1544 vụ vào năm 2014. Như vậy, trung bình mỗi năm có khoảng 1000 em bị xâm hại tình dục, hay cứ 8 giờ trôi qua thì lại có ít nhất một đứa trẻ bị xâm hại tình dục.
Theo thống kê của Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) cứ 4 bé gái lại có 1 em bị xâm hại tình dục, 6 bé trai lại có 1 em bị xâm hại tình dục. Độ tuổi trung bình của các em khi bị xâm hại tình dục là 9 tuổi. Khả năng các em quen kẻ xâm hại là 93% và có 47% kẻ xâm hại là thành viên trong gia đình hoặc họ hàng của trẻ.
Những con số
Ký tên kêu gọi chấm dứt xâm hại tình dục trẻ em
Trước tình trạng xâm hại tình dục trẻ em ngày càng nghiêm trọng, mạng lưới Ngăn ngừa và ứng phó bạo lực giới tại Việt Nam (GBVNet) đã tổ chức hoạt động: “Ký tên kêu gọi chấm dứt xâm hại tình dục trẻ em”. Hoạt động nhằm kiến nghị đến Thủ tướng Chính Phủ, Chủ tich Quốc hội và các Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội.
Ký tên kêu gọi chấm dứt xâm hại tình dục trẻ em
Hoạt động được bắt đầu thự hiện từ 12/3 đến nay số lượng người tham gia ký tên và chia sẻ là 28.899 chữ ký – đạt 72,25% so với mục tiêu 40.000 chữ ký được đề ra.
Những phản hồi tích cực từ cộng đồng mạng
Lời kêu gọi của Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó Bạo lực Giới tại Việt Nam (GBVNet):
1. Các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, giải quyết kịp thời và thấu đáo các vụ xâm hại tình dục đã được tố cáo để lấy lại danh dự, ổn định cuộc sống và tinh thần cho nạn nhân và gia đình, đáp ứng mong mỏi của dư luận xã hội.
2. Quốc hội và các cơ quan pháp luật rà soát hệ thống pháp luật, chính sách liên quan nhằm tăng cường quyền lực cho công cụ pháp lý bảo vệ tính mạng, nhân phẩm và quyền lợi của công dân, đặc biệt là trẻ em.
3. Quốc hội và các tổ chức đoàn thể và toàn xã hội tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật để đảm bảo tất cả các vụ xâm hại tình dục trẻ em phải được đưa ra ánh sáng và giải quyết thấu đáo.
4. Các tổ chức xã hội, các mạng lưới, các nhóm hoạt động vì phụ nữ và trẻ em, phòng chống bạo lực và phát triển xã hội hãy cùng liên kết hành động để bảo vệ con em của chúng ta và xây dựng một môi trường sống an toàn cho thế hệ tương lai.
5. Những cá nhân có uy tín trong cộng đồng, các nhà hoạt động xã hội, các nghệ sĩ, hãy bằng ảnh hưởng của mình, lên tiếng ủng hộ chúng tôi chống lại bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em.
6. Các nhà báo hãy cùng chúng tôi phanh phui các vụ việc, đưa thủ phạm ra trước sự phán xét của công luận, khuyến khích sự hỗ trợ của cộng đồng đối với nạn nhân và gia đình của họ đồng thời lại bảo vệ họ trước những hệ luỵ xã hội.
7. Tất cả mọi người trong xã hội, hãy cùng chung tay với GBVNet, phát hiện, tố cáo các vụ xâm hại tình dục trẻ em và cùng chúng tôi tìm ra các giải pháp hiệu quả ngăn chặn vấn nạn này.
Kim Tuyến
Truyền hình 35A2
(Tổng hợp)
Cùng chuyên mục
Bình luận