Bản Lác – 'Mỏ vàng' du lịch vùng sơn cước

(Sóng trẻ) - Hòa chung với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình) hiện đang khai thác rất tốt tiềm năng du lịch cộng đồng, là “điểm sáng” trên bản đồ du lịch Việt Nam.
 
Bản Lác rộng khoảng 5km2 ,là nơi sinh sống của người dân tộc Thái với 5 dòng họ Hà, Lò, Vì, Mác, Lộc và đã có tuổi đời trên 700 năm. Trước đây, dân bản chỉ sống dựa và nghề trồng lúa nương và dệt thổ cẩm. Sau này, vẻ đẹp tiềm ẩn của bản Lác đã dần được du khách khám phá. Vì thế, bản Lác như một món quà kì diệu mà núi rừng nơi rẻo cao Tây Bắc ban tặng cho những ai yêu thích sự bình yên, khoáng đạt để khám phá nếp sống, hòa mình vào khung cảnh nguyên sơ của rừng núi Hòa Bình.

03436c25a_2_1.jpg
 
Với lịch sử “khai thiên lập địa” từ xa xưa, dân bản chủ yếu là người Thái đen sinh sống từ đời này qua đời khác với nhiều mô hình ngành nghề tương đối đa dạng. Hiện nay, bản Lác có gần 20 nhà nghỉ kiểu homestay để khách du lịch nghỉ dưỡng và phục vụ nhu cầu tham quan. Nhà sàn ở đây thường cao ráo, rộng rãi, sạch sẽ và có đầy đủ chăn, gối, màn cho khách nghỉ lại qua đêm để hưởng trọn hương vị núi rừng.
 
Khách du lịch đến với Bản Lác thường lựa chọn xe đạp hoặc đi bộ là phương tiện dùng để khám phá vẻ đẹp của rừng núi Tây Bắc. Bản Lác lôi cuốn khách du lịch ở vẻ hoang sơ nhưng vô cùng quyến rũ của những đồng ruộng xanh ngút ngàn hay vẻ cổ kính, lãng mạn của những ngôi nhà sàn. Thêm vào đó, sự mến khách, chân tình của người dân bản địa cũng là “chiếc chìa khóa vàng” thu hút khách du lịch không chỉ ở trong nước mà còn ở quốc tế.
 
Với định hướng phát triển loại hình du lịch cộng đồng, mỗi ngôi nhà sàn trong bản Lác đều có những cửa hàng tạp hóa nhỏ, bày bán vô số những sản vật của núi rừng, đồ thổ cẩm của người Thái hay đồ thủ công mỹ nghệ . Đến với bản Lác, du khách có thể thoải mái lựa chọn những chiếc túi xách xinh xắn, những chiếc khăn và bộ quần áo thổ cẩm đẹp đẽ, duyên dáng. Đặc biệt, khi dạo quanh bản Lác, bạn sẽ không bị làm phiền bởi bất kì hành động chèo kéo hay mời mọc mua hàng từ người dân bản địa. Đây là sự lựa chọn lý tưởng cho những người yêu vẻ đẹp mộc mạc, đằm thắm, hoang sơ vùng sơn cước.

03436c25a_5.jpg
 
Hoàng hôn đỏ thẫm đã buông mình trên đỉnh núi, Bản Lác mờ trong sương, đâu đó có những làn khói mang hương vị ngai ngái của cỏ cây vùng Tây Bắc. Đây là thời điểm để các vị khách quay trở vè nhà sàn và quây quần bên mâm cơm ấm cúng. Bên ché rượu cần, bạn sẽ cùng gia chủ thưởng thức những món ăn, đặc sản riêng có của núi rừng như gà đồi, cá nướng, thịt lợn mán,...và cùng nhau hàn huyên, tâm sự, tận hưởng hương vị men say của rừng núi.

03436c25a_4_1.jpg
 
Đêm Mai Châu rộn ràng trong tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng kèn ̣i bạn của những chàng trai cô gái Thái hay sự bùng sáng của những ṇn lửa trong màn đốt lửa trại đã làm mê đắm du khách. Ở ngay đầu bản, một khu đất rộng đã được trưng dụng để tổ chức các hoạt động sinh hoạt, giao lưu tập thể như thi hát, chơi các trò chơi dân gian. Hơn nữa, du khách khắp nơi sẽ được đắm mình trong không gian văn hóa của người Thái với màn nhảy sạp “liếc mắt đưa tình”, điệu nhảy xòe giao duyên tình tứ của những chàng trai, cô gái Thái.

Đã từng ngủ lại nhà sàn ở những bản làng hẻo lánh xa xôi, nhưng chỉ một ngày đêm tại bản Lác có cái gì đó thật khó quên khi bốn bề gió lùa, sương giăng trước mặt và vách núi dựng âm u. Cuộn mình trong chiếc chăn thổ cấm ấm áp, nghĩ lan man về một vùng rừng núi, nơi những người dân bản hiền lành, thật thà làm du lịch giỏi và một nền tảng văn hóa dân tộc phong phú. Bấy nhiêu thôi cũng quá đủ để Mai Châu vẫy gọi du khách bốn mùa, bốn phương.

                                                                               Lê Đào Huyền Anh
                                                                                  Truyền hình K32A1
 


 
 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN