“Bệnh trắng” – Sự cộng hưởng giữa văn hóa Tiệp Khắc và sân khấu truyền thống Việt Nam

(Sóng trẻ) – “Vở kịch “Bệnh trắng” là sự cộng hưởng giữa văn hóa Tiệp Khắc và sân khấu truyền thống Việt Nam”. Đó là chia sẻ của họa sĩ Đoàn Thị Tình – họa sĩ phụ trách phục trang vở kịch “Bệnh trắng” của nhà văn Séc Karel Capek được các nghệ sĩ Việt Nam công diễn tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) năm 1987.

Tối 23/10, tại Nhà hát Kịch Việt Nam (Số 1 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội) diễn ra buổi chiếu phim và gặp gỡ, giao lưu với các nghệ sĩ, diễn viên từng diễn vở kịch “Bệnh trắng” của nhà văn người Séc Karel Capek. Sự kiện được tổ chức bởi Bộ Văn hóa phối hợp với Đại sứ quán Séc tại Hà Nội, nằm trong khuôn khổ dịp kỷ niệm những ngày văn hóa Tiệp Khắc tại Việt Nam.

Tham dự buổi giao lưu có sự hiện diện của phu nhân Đại sứ và phó Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Hà Nội cùng các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát kịch Việt Nam. Bên cạnh đó, còn có sự tham gia của đông đảo khán giả, những người mến mộ văn hóa Tiệp Khắc và nhà văn Karel Capek.

f36e1d15c_anh_1.jpg
Gần 200 khán giả ngồi kín tất cả các ghế của Nhà hát Kịch Việt Nam

“Bệnh trắng” được viết bởi nhà văn, nhà viết kịch người Séc Karel Capek vào năm 1937. Vở kịch đưa ra viễn cảnh về một căn bệnh bí ẩn không có thuốc chữa đột nhiên xuất hiện tràn lan trên thế giới. “Bệnh trắng” được xem như một lời cảnh báo về sự nguy hiểm của của chủ nghĩa phát xít đang lan rộng khắp châu Âu vào thời điểm đó.

“Karel Capek được lựa chọn là nhà văn được nhiều độc giả yêu thích nhất. Ông không chỉ là một tác gia nổi tiếng mà còn là một hình mẫu đạo đức, một người luôn giữ vững lập trường chính trị của mình. “Bệnh trắng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu có sự phản ánh chính trị, văn hóa, xã hội rất là rõ rệt và là tiếng nói chung của nhân loại về chiến tranh”. Đó là chia sẻ của ông Lukas Musil - Phó đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Hà Nội. Nài ra, ông còn bày tỏ niềm tự hào của người dân Séc về nhà văn vĩ đại Karel Capek cũng như những tác phẩm vô cùng quý giá ông để lại.

f36e1d15c_anh_2.jpg
Phó Đại sứ quán Cộng hòa Séc phát biểu tại sự kiện

Vở kịch “Bệnh trắng” từng được các nghệ sĩ sân khấu Séc tái hiện nhiều lần và đặc biệt cũng đã được các nghệ sĩ Việt Nam thuộc Nhà hát Kịch Trung ương (nay là Nhà hát kịch Việt Nam) dựng lại và biểu diễn ra mắt công chúng ngày 23/9/1987 tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội trong dịp chào mừng Những ngày văn hóa Tiệp khắc tại Việt Nam diễn ra cùng năm đó.

ffe629599_anh_bia_bai_pt.jpg
NSƯT Hữu Độ, họa sĩ Đoàn Thị Tình và diễn viên Trọng Trinh – những nghệ sĩ từng tham gia dựng lại vở “Bệnh trắng” diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội năm 1987 cùng hội ngộ và chia sẻ về những kỷ niệm với vở kịch

Nhân dịp được hội ngộ với các đồng nghiệp từng diễn chung vở “Bệnh trắng” sau 32 năm, các nghệ sĩ, diễn viên không giấu nổi nỗi xúc động. Diễn viên Trọng Trinh chia sẻ: “ Vở “Bệnh trắng” là cái nôi đỡ đầu cho nghiệp diễn của tôi. Khi còn là một chàng trai 20 tuổi còn rất mơ hồ về nghề nghiệp tôi đã may mắn được làm việc chung với NSND Lan Hương, chú Hữu Độ, Trần Tiến,… Đến nay dù đã rời xa sân khấu được nhiều năm nhưng mỗi khi nhắc đến “Bệnh trắng” và Tiệp Khắc tôi vẫn có một tình cảm rất là đặc biệt”.

Nài ra, NSƯT Hữu Độ cũng bày tỏ sự tiếc nuối khi vở kịch “Bệnh trắng” năm ấy không có nhiều suất diễn do tính chính trị quá mạnh mẽ. Đồng thời ông cũng chia sẻ niềm mong muốn sẽ dựng lại vở kịch này thêm một lần nữa với một lớp diễn viên mới, trẻ và đầy tiềm năng.

Cuối cùng là phần công chiếu bản phim chuyển thể từ bản dựng sân khấu đầu tiên của vở kịch “Bệnh trắng” năm 1937 trên sân khấu Séc đem đến cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc. Cô Đặng Thị Vân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: “Bộ phim rất đặc sắc. Tôi xem mà vừa thương những người mắc bệnh trắng, nhưng cũng lại vừa giận những kẻ gây ra chiến tranh. Chi tiết bác sĩ Galen bị giết bởi những kẻ cuồng tín làm tôi thực sự rùng mình”.

“Bệnh trắng” không phải một vở kịch cảnh báo chống lại chủ nghĩa phát xít mà là câu chuyện của những người bình thường trong xã hội hiện đại. Đến thế kỷ XXI, khán giả có thể coi “Bệnh trắng” như là một tác phẩm châm biếm sâu cay về quyền lực, sự phù phiếm của con người để thấy những soi chiếu rõ ràng của nó lên vấn đề xã hội hiện nay.

Phương Thảo

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN