Biển Đông thế cục mạn đàm - Kỳ 1: Sóng gió từ những cuộc chiến nại giao
(Sóng Trẻ) - Năm 1974, khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam cộng hòa, Tổ Quốc Việt Nam bị mất đi một phần máu thịt. Năm 1988 hải chiến Trường Sa, 64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam anh dũng hi sinh, để lại niềm tiếc thương vô hạn. Kể từ đó đến nay, những tranh chấp về chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà phía Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa luôn là một vấn đề nóng trong quan hệ nại giao giữa hai nước. Năm 2006, phía Trung Quốc đưa ra những luận điệu về cái gọi là "đường chữ U chín đoạn" (hay còn gọi là "đường lưỡi bò") đã dấy lên căng thẳng chưa từng có trong lịch sử tranh chấp biển Đông. Cuộc chiến nại giao bước sang một giai đoạn mới.
Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam
Chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định "đường lưỡi bò" của Trung Quốc là một điều hết sức phi lí. Trước hết, theo công ước 1958 và sau này là Bộ Công ước của Liên Hiệp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), một quốc gia được ấn định chiều rộng vùng đặc quyền kinh tế cho phép là 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Như vậy vùng đặc quyền kinh tế trên vùng biển Đông của Trung Quốc tính từ đảo Hải Nam phải là 200 hải lí. Trong khi đó, khoảng cách từ quần đảo Hoàng Sa đến đảo Hải Nam là 230 hải lí và khoảng cách từ Hoàng Sa đến thềm lục địa của Việt Nam là 160 hải lí. Như vậy, có thể khẳng định Hoàng Sa nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và yêu sách về đường chín đoạn (ôm trọn Trường Sa ,Hoàng Sa và chiếm 85% diện tích biển Đông ) của Trung Quốc là hoàn toàn vô căn cứ.
Thứ hai, trong các thư tịch cổ của Trung Quốc như bản đồ Trung Quốc thời nhà Tống, bản đồ Trung Quốc năm 1973,1975...đều thể hiện cương vực Trung Quốc đến đảo Hải Nam và không hề đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa.Khái niệm đường lưỡi bò lần đầu tiên xuất hiện từ năm 2006 trên cơ sở vẽ lại đường mười đoạn công bố năm 1948.Tuy nhiên trước đó rất lâu đã có những thư tịch cổ của cha ông ta khẳng định chủ quyền của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa như các bản đồ thế kỉ XVII gọi Hoàng Sa Trường Sa là Bãi Cát Vàng.......

Bản đồ Trung Quốc năm 1740, do Thủ tướng Đức tặng Chủ tịch Trung Quốc. Lãnh thổ nhà Thanh Trung Quốc (đầu thời Càn Long khoảng 1735-1740) không bao gồm đường chữ U bao trọn quần đảo Hoàng Sa (Paracels) và các quần đảo trên biển Đông.
Thứ ba, chủ quyền của Hoàng Sa dựa trên các cơ sở pháp lí của định ước Berlin năm 1885 về sự chiếm hữu lãnh thổ vô chủ. Theo đó, quốc gia nào có người sinh sống và tuyên bố chủ quyền đầu tiên tại lãnh thổ đó thì phần lãnh thổ đó nằm trong chủ quyền của quốc gia. Có thể thấy là trong suốt thời kì chúa Nguyễn đến triều Tây Sơn, nước ta đã có những bước đi tuyên bố chủ quyền quan trọng. Đặc biệt, năm 1816 vua Gia Long đã cắt cử quân đội ra Hoàng Sa và cắm cờ tuyên bố chủ quyền tại đây.
Như vậy dựa trên cơ sở pháp lí cũng như luật pháp quốc tế và các bằng chứng lịch sử Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời bác bỏ yêu cầu phi lí đường chín đoạn của phía Trung Quốc
Chiến lược nại giao của Trung Quốc qua các thời kì
"Nại giao bóng bàn" năm 1971 là sự bình thường hóa quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ. Điều này trực tiếp dẫn đến việc Mỹ bật đèn xanh cho Trung Quốc trong vụ tấn công Hoàng Sa năm 1974. Theo các tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) thì thái độ thờ ơ của Mỹ trong việc cung cấp thông tin tình báo, đặc biệt là không yểm trợ về không lực là một nguyên nhân gây thất bại trong nỗ lực bảo vệ Hoàng Sa.

Trận đấu bóng bàn giữa đội tuyển Mỹ và Trung Quốc,mở ra một thời kì mới trong quan hệ hai nước
Trong giai đoạn 1979-1991, Trung Quốc sử dụng lực lượng Pol Pot, cũnHoa kiều... để quấy rối, thi hành chính sách gọng kìm, làm suy yếu Việt Nam, âm mưu lấy Việt Nam làm bàn đạp tấn công khu vực Đông Nam Á. Đỉnh điểm của mâu thuẫn Trung - Việt là sự kiện năm 1979, khi Trung Quốc huy động 32 sư đoàn với tuyên bố ''dạy cho Việt Nam một bài học'' nhưng phải chuốc lấy thất bại sau hơn một tháng.
Từ năm 1991 trở về sau Trung Quốc theo đuổi chính sách nại giao chiến lược'' tiến công quyến rũ'': tăng sự hấp dẫn với các quốc gia khu vực bằng việc tài trợ,đầu tư...khiến các quốc gia đó lệ thuộc vào Trung Quốc.
Tuy nhiên trong thời gian trở lại đây, Trung Quốc dần thay đổi từ chiến lược tấn công quyến rũ sang hăm dọa và bạo lực. Với các phát ngôn và hành động hung hăng Trung Quốc đang tỏ rõ cho các nước khác thấy họ là một nước lớn,có tiềm lực giải quyết các vấn đề tranh chấp với sức mạnh tuyệt đối.
Cùng với chiến thuật tấn công quyến rũ và hăm dọa thì chính sách nại giao mới của Trung Quốc chủ yếu có ba điểm nối bật sau đây:
- Thứ nhất: Diễn vở kịch về một quốc gia yêu chuộng hòa bình và thiện chí với cộng đồng quốc tế.Trung Quốc, với chiến lược tấn công quyến rũ, một mặt vẫn tuyên bố về các lợi ích chiến lược, sẵn sàng hợp tác đối thoại trên cơ sở hòa bình như thúc đẩy các cuộc tập trận cứu hộ cứu nan trên biển, xây dựng bộ quy tắc ứng xử DOC và COC... Mặt khác, Trung Quốc sử dụng các hành động bạo lực để hăm dọa như bắn tàu,bắt ngư dân,cắt cáp tàu Bình Minh,hay mới nhất là vụ HD981.
- Thứ hai:Trung Quốc vẫn từng bước gặm nhấm, hợp pháp hóa quan điểm của mình trong các tranh chấp biển đảo, như thiết lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông, đề xuất "Con đường tơ lụa" trên biển, củng cố luận điệu cho đường 9 đoạn,... Các hành động của Trung Quốc vừa có tính chất thăm dò, vừa có tính chất khẳng định cơ sở pháp lí.
- Thứ ba: Tăng cường bộ máy tuyên truyền đến với người dân Trung Quốc, đưa những luận điệu bào chữa, sai trái vào trong các cấp giáo dục để ăn sâu vào tiềm thức người dân và tìm kiếm sự ủng hộ. Điều này làm giảm đi những căng thẳng trong đối nội của Trung Quốc như vấn đề các khu tự trị, khoảng cách giàu nghèo, ô nhiễm môi trường....
Chiến lược nại giao của Việt Nam
Chiến lược nại giao xuyên suốt của Việt Nam là: kiên trì theo đường lối hòa bình, nhưng kiên quyết bảo vệ từng tất đất của Tổ quốc. Một mặt Việt Nam kiên quyết tăng cường sự hiện diện quân sự, hiện đại hóa quân đội với các vũ khí tấn công chiến lược như Bastion - P, tiêm kích Su 30, tàu ngầm Kilo 636, tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9... Bên cạnh đó Việt Nam cũng cam kết nguyên tắc "ba không": Không tham gia bất kì liên minh quân sự nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ, không chủ động gây căng thẳng với các quốc gia khác. Có thể nói, chiến lược nại giao của Việt Nam vừa kiên quyết vừa mềm mỏng, có tính chất phòng thủ tích cực chủ động.
Nài ra, Việt Nam cũng đang tích cực theo đuổi chính sách quốc tế hóa biển Đông, thông qua hành động cắt lô thăm dò, mời gọi nhà thầu nước nài. Nước ta cũng đưa vấn đề tranh chấp biển Đông ra các hội nghị quốc tế như ASEM, ASEAN +1, Liên hiệp Quốc... kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng Quốc tế. Sau sự việc Trung Quốc đưa dàn khoan HD981 vào thềm lục địa của Việt Nam, dư luận quốc tế đã phản đối, chỉ trích gay gắt, đồng thời ủng hộ lập trường và cách ứng xử của Việt Nam.
Củng cố các cơ sở và bằng chứng pháp lí tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền là chính sách đối nội của Việt Nam. Mục tiêu là đến năm 2020, nước ta trở thành một quốc gia biển với hơn 50% GDP được đóng góp từ kinh tế biển. Bên cạnh đó Việt Nam đang đầu tư cho việc hiện đại hóa quân đội và đặc biệt là lực lương Hải quân (chiến lược từ năm 2003) với ngân sách quốc phòng từ 2-3 % GDP. Sắp tới đây, Việt Nam đang thúc đẩy phía Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương, tăng cường hợp tác với hải quân các nước Nhật Bản và ASEAN. Nhờ đó, sức mạnh phòng thủ của Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể.
Việt Nam sử dụng các kênh đối thoại song phương và đa phương như các cuộc tiếp xúc cấp cao của lãnh đạo hai nước trong việc thúc đẩy xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông DOC, gửi công điện nại giao phản đối các hành vi sai trái của phía Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tận dụng triệt để các kênh đối thoại đa phương để bày tỏ quan điểm của mình như các cuộc đối thoại ASEAN mở rộng, đối thoại ShangriLa 2014...

Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh phát biểu tại Shangri-La (13/6/2014) tại Singapore
Những dự đoán về chiến lược nại giao trong tương lai
Trong tương lai tới, phía Trung Quốc có lẽ vẫn sẽ giữ vững chiến lược quyến rũ và hăm dọa với ba đặc điểm như trình bày ở trên. Nhưng xét về phạm vi và tính thực tế, Trung Quốc có khả sẽ duy trì các hoạt động kiểm soát các vùng biển tranh chấp, tăng cường sự hiện diện quân sự, đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội.Trung Quốc có khả năng xem xét một cuộc thương lượng với Mỹ khi Mỹ ngày càng thể hiện rõ quyết tâm can thiệp vào biển Đông, đặc biệt sau khi thành lập chuỗi đảo thứ nhất (Nhật Bản,Đài Loan,Philippines,Hàn Quốc) và những tuyên bố cứng rắn từ phía Washington. Trung Quốc vẫn sẽ theo đuổi và củng cố những cơ sở pháp lí về "Con đường tơ lụa" và "đường lưỡi bò 9 đoạn", đồng thời tiến hành các hoạt động thăm dò với tần suất nhiều hơn mà cụ thể là vụ việc HD981 năm nái, hay vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông...

Vụ việc giàn khoan Trung Quốc HD-981 hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mở ra những nấc thang xung đột mới đối với các tranh chấp tại biển Đông trong tương lai
Phía Việt Nam và các nước ASEAN trong thời gian tới được dự đoán là sẽ tăng cường liên kết, hoàn thiện cơ sở pháp lí, tiến hành đối thoại song phương và đa phương. Sau vụ việc Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế tại La Haye, các nước nhỏ hoàn toàn có thêm sự tự tin khi đối đầu với gã khổng lồ hung hăng. Việc tiến hành hiện đại hóa quân sự là một yêu cầu bắt buộc song hành với các kênh đối thoại hòa bình. Một số quốc gia như Philippines, Singapore sẽ có sự hiện diện của Mỹ và Nhật Bản nhiều hơn khi mới đây Mỹ đã đặt căn cứ quân sự tại Philippines và tuyên bố giúp nước này trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam vẫn sẽ kiên trì theo chính sách "ba không", "bốn có" nhằm ưu tiên giải quyết các tranh chấp bằng con đường hòa bình, vừa kiên quyết vừa mềm dẻo, thúc đẩy quốc tế hóa biển Đông.
Cùng với những chuyển biến địa chính trị thế giới thì vấn đề tranh chấp biển Đông được dự báo là một trong 10 vấn đề căng thẳng của thế giới năm 2015. Nhưng với niềm tin vào sức mạnh của Quân đội Nhân dân và đường lối của Đảng, Chính phủ, Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để tin rằng chủ quyền quốc gia là không thể xâm phạm.
Đón đọc kì 2: "Cá chuối đen" và ''bầy sói biể''
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả. Các tư liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn.
Vũ Văn Ninh
Báo chí Đa phương tiện K34A2
(Ảnh: Internet)
Cùng chuyên mục
Bình luận