Bộ ảnh “Quy tắc đồ lót” – Lời nhắc nhở cho những bậc làm cha mẹ trước nạn “ ấu dâm”
(Sóng trẻ)- Cho đến thời điểm này, chúng ta không thể thờ ơ trước nạn ấu dâm đang ngày càng diễn ra nhiều hơn ở xã hội ngày nay.
Sau hai vụ ấu dâm liên tiếp diễn ra tại Hà Nội ( nạn nhân là một bé gái 8 tuổi nhiều lần bị một gã đàn ông xâm hại trong con hẻm gần nhà ) và nghi án bé gái lớp 1 tại TP Hồ Chí Minh bị xâm phạm ngay trong trường học, các bậc làm cha mẹ cần có những biện pháp để dạy bảo con cái, ngăn ngừa nạn ấu dâm.
Tổ chức Nhân đạo Quốc tế từng công bố kết quả điều tra năm 2015 tại Hà Nội cho thấy số trẻ bị xâm hại chiếm tới 78,1%. Như vậy, cứ trong 10 trẻ em Hà Nội, thì có 8 em từng là nạn nhân của những vụ xâm hại. Và tất nhiên, những con số trên chỉ là những trường hợp xâm hại tình dục nặng nề, được gia đình nạn nhân tố cáo. Còn có những trường hợp vẫn đang bị chìm đi trước pháp luật. Tiến sĩ Vũ Thu Hương ( Khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội) đã bật khóc khi nói rằng : “Tôi nhận 3 vụ trẻ bị xâm hại tình dục một ngày”.
Ấu dâm trẻ em
Hãy áp dụng ngay quy tắc PANTS Rules ( tạm dịch: Quy tắc đồ lót) do NSPCC – Một tổ chức chuyên bảo vệ trẻ em tại Anh kêu gọi các phụ huynh nên dạy cho con của mình.
Biện pháp bố mẹ dạy con cái trước nạn ấu dâm
Đây là một biện pháp được đánh giá khá cao và được áp dụng khá tốt.
"Riêng tư là Riêng tư"
Hãy nói với bé rằng không ai có thể được động vào vùng kín của con trừ một số người như bác sĩ, y tá và bố mẹ. Người lạ có thể lợi dụng để đụng chạm, sàm sỡ bé. Hãy giữ sự “riêng tư” cho con.
Cơ thể con thuộc về con
Cơ thể của trẻ là của con trẻ, không ai có quyền xâm hại đến thân thể của trẻ. Trừ bố mẹ, hay những trường hợp phải khám có bác sĩ hay y tá,… và phải được phép đồng tình của trẻ và bố mẹ. Còn lại hãy mạnh dạn nói “Không” để giữ thân thể bản thân.
"Không là không"
Con cái có quyền nói “Không” với những điều con trẻ không muốn, hay không cho phép người lạ đụng chạm đến cơ thể trẻ.
"Nói về những điều bí mật khiến con buồn"
Hãy thường xuyên tâm sự với trẻ, để nắm bắt được những diễn biến tâm lý cho trẻ nhỏ. Và có thể trở thành nơi tin tưởng để trẻ tâm sự những chuyện “bí mật” của con trẻ. Không nên phàn nàn hay trách móc về những suy nghĩ tâm sự của trẻ, điều đó sẽ làm cho bé bị tổn thương và ngại ngùng khi nói về những vấn đề riêng tư.
"Hãy cứ lên tiếng"
Hãy cho con trẻ được tự do lên tiếng, được tự do nói lên điều mình thích, mình mong muốn, những điều trẻ cảm thấy buồn, vui hay lo lắng,… với những người mà trẻ tin tưởng nhất.
Bố mẹ cũng nên áp dụng những phương pháp để bảo vệ con trẻ
Đừng bao giờ nghĩ lạm dụng tình dục sẽ không xảy ra với con mình. Hãy tự trang bị cho các bé những kiến thức cơ bản ngay từ hôm nay.
Huyền Vũ
Báo chí K36.7
Cùng chuyên mục
Bình luận