Bộ Y tế: Ưu tiên tiêm vắc xin Pfizer cho người đã tiêm một mũi AstraZeneca

(Sóng trẻ) - Nếu số lượng vắc xin hạn chế thì ưu tiên sử dụng vắc xin Pfizer để tiêm mũi thứ hai cho những người đã tiêm mũi thứ nhất bằng vắc xin AstraZeneca từ 8-12 tuần, nếu người được tiêm đồng ý.

unnamed-1.png
TP.HCM triển khai tiêm vắc xin cho hơn 930.000 người dân. 

Ngày 22-7, Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn triển khai tiêm vắc xin Comirnaty do Pfizer sản xuất cho những người đã tiêm mũi thứ nhất bằng vắc xin AstraZeneca.


Theo Bộ Y tế, một số quốc gia như Canada, Đức, Pháp, Na Uy, Hàn Quốc... đã áp dụng kết hợp hai loại vắc xin phòng COVID-19 khác nhau để tiêm 2 mũi cho người dân, đảm bảo hiệu quả phòng bệnh. 

Nghiên cứu tại một số quốc gia cho thấy sau khi tiêm mũi 1 AstraZeneca và mũi 2 là vắc xin BNT162b2 do Pfizer sản xuất cho thấy miễn dịch sinh ra là tương đương với việc tiêm 2 mũi vắc xin BNT162b2, và cao hơn so với việc tiêm 2 mũi vắc xin AstraZeneca. 

"Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin AstraZeneca mũi 1 và vắc xin BNT162b2 mũi 2 có thể tăng nhẹ phản ứng thông thường sau tiêm chủng", Bộ Y tế thông tin rõ.

"Trong tháng 7, Bộ Y tế sẽ tiếp nhận 746.460 liều vắc xin phòng COVID-19 BNT162b2 (Comirnaty), hai lượt vắc xin đầu tiên mỗi lượt 97.110 liều đã tới Việt Nam", Bộ Y tế cho hay. 

Bộ đã có quyết định phân bổ 746.460 liều vắc xin của Pfizer (Comirnaty) được cung ứng trong tháng 7 cho các địa phương và đơn vị để triển khai tiêm, trong đó bộ nêu rõ trường hợp số lượng vắc xin hạn chế thì ưu tiên sử dụng để tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi thứ nhất bằng vắc xin AstraZeneca từ 8-12 tuần, nếu người được tiêm đồng ý.

Để tăng cường giám sát an toàn tiêm chủng, trong văn bản ngày 22-7 gửi tới các tỉnh, thành phố, thủ trưởng các đơn vị có triển khai vắc xin của Pfizer (Comirnaty) mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị phải khẩn trương thực hiện báo cáo riêng về kết quả tiêm chủng và sự cố bất lợi sau tiêm chủng của các đối tượng tiêm vắc xin của Pfizer (Comimaty) mũi 2 mà đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca ngay sau khi kết thúc đợt tiêm chủng. 

Đồng thời thực hiện đầy đủ các quy định về tổ chức tiêm bảo đảm an toàn tiêm chủng, giám sát chặt chẽ các sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết một số quốc gia có khuyến cáo tiêm hai loại vắc xin khác nhau để tăng hiệu quả miễn dịch. Hướng dẫn tạm thời của Tổ chức Y tế thế giới về việc sử dụng vắc xin Pfizer BNT162b2 ngày 15-6-2021 cũng đề cập đến việc sử dụng kết hợp tiêm mũi 2 là vắc xin BNT162b2 sau khi tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca ở những nơi không có sẵn vắc xin cùng loại, do hạn chế về nguồn cung cấp vắc xin hoặc các vấn đề khác.

Tại Việt Nam, đến nay đã có hơn 3,5 triệu người đã được tiêm 1 liều vắc xin và hơn 300.000 người tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng COVID-19.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN